Tổng hợp cách cài Driver cho Zenfone

Kenn Kenn
Bài viết: 560 Lượt thích: 125
GRsRqYN.png
Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc cài đặt driver để máy tính có thể nhận được các thiết bị ASUS Zenfone phục vụ cho nhu cầu truyền dữ liệu hay cài đặt ROM, root máy hay dùng adb không hiện thiết bị hoặc hiện lỗi waiting for devices... hay chưa? Bài viết hôm nay ASUSZENFAN sẽ hướng dẫn bạn tất cả các phương pháp cài đặt driver từ mức độ đơn giản đến "ép buộc" máy tính phải nhận thiết bị. Nếu thực hiện tất cả các phương pháp bên dưới mà không thành công có lẽ bạn cần nghĩ đến các giải pháp khác như thay máy tính thực hiện, hay kiểm tra lại cáp microUSB và chân kết nối trên điện thoại còn hoạt động hay không.

Mình sẽ chia các cấp độ phương pháp cài đặt từ mức sơ cấp đến phức tạp hơn. Bạn nên thực hiện lần lượt từ trên xuống dưới đến khi đã đạt được điều mình muốn.

Danh mục topic:
Một số điều bạn cần biết
Sơ cấp 1: Cài đặt driver theo cách thông thường.
Sơ cấp 2: Cài đặt driver trong chế độ safemode của window (tắt signed driver)
Trung cấp 1: Driver đã được cài đặt nhưng hệ thống không nhận dạng thiết bị phù hợp
Trung cấp 2: Cài đặt driver cho thiết bị theo cách thủ công.
Nâng cao: Ép driver cho thiết bị kết nối (mod lại driver)
Phụ lục:Trường hợp không thể truy cập vào Device manager (như ở quán net chẳng hạn)


Một số điều bạn cần biết
Các chế độ kết nối điện thoại với máy tính


MTP: là chế độ truyền dữ liệu khi kết nối với máy tính, máy tính của bạn có thể hiện bộ nhớ trong và thẻ nhớ để truy cập là nhờ kiểu kết nối này.

ADB: là chế độ sửa lỗi cho phép sử dụng những công cụ nâng cao để can thiệp vào hệ thống để sửa chữa lỗi, chỉ dành cho nhà phát triển hoặc người dùng nâng cao. Cách kích hoạt kết nối này sẽ nói ở phần dưới.

Fastboot: là chế độ kết nối với máy tính cao cấp hơn cả ADB giao tiếp với điện thoại ở bootloader/fastboot/droidboot độc lập với hệ điều hành. Cách kích hoạt kết nối này sẽ nói ở phần dưới.

Các chế độ hoạt động của điện thoại

Normal boot: Đây là chế độ mà bạn vẫn đang sử dụng hàng ngày để lướt web, chơi game… Nói chung nếu máy đang ở trạng thái tắt mà ấn giữ nút nguồn thì máy sẽ khởi động vào chế độ này.

Các kết nối MTP và ADB với máy tính hoạt động được trong chế độ normal boot. Riêng chế độ ADB bạn cần bật tùy chọn sửa lỗi qua USB (USB debugging).

Fastboot: Đây là một chế độ hoạt động độc lập với hệ điều hành, chỉ sử dụng trong các trường hợp sửa chữa phần mềm hoặc can thiệp vào sâu hệ thống như cài đặt ROM (firmware). Khi máy đang trong trạng thái tắt, bạn cần sử dụng tổ hợp phím tăng âm lượng và phím nguồn để truy cập

Chế độ fastboot chỉ sử dụng được một loại kết nối fastboot với máy tính.

Device manager là gì:
Trên hệ điều hành Windows. Đây là một khư vực quản lý tất cả các kết nối thiết bị cũng như driver, bạn có thể biết được máy tính đã nhận diện đúng thiết bị chưa bằng cách truy cập vào mục này.​
-Để vào device manager bạn mở Control Panel, ở phần View by, chọn Chọn Large icon.
-Nhấn vào Device manager.

uGE1hvs.png


Sơ cấp 1: Cài đặt driver theo cách thông thường.

Đầu tiên là phương pháp cài đặt driver để máy tính nhận thiết bị theo cách đơn giản nhất. Tất nhiên nếu bạn đã từng cài đặt driver và kết nối thành công thì đã không cần tìm đến bài viết này. Tuy nhiên vẫn cứ thử cài lại theo 2 bộ driver mình cung cấp sau đây để chuẩn hóa cài đặt.

Download driver

Intel Android USB: Đây là driver dành riêng cho dòng điện thoại sử dụng chip intel như các máy Zenfone đời đầu
https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHaVRUdDdJR09NVk0/view?usp=sharing

ADB-installer: Bộ driver chung cho tất cả điện thoại android và tích hợp công cụ adb,fastboot.
https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHQmFVcG8ySHhvSG8/view?usp=sharing

Bước 1: Cài đặt driver:

Để chắc chắn cho tất cả các kết nối MTP,adb, fastboot cho các máy Zenfone sử dụng chip Intel. Đối với Zenfone dung chip snap như Zenfone 2 Laser trở về sau thì chỉ cần dùng duy nhất bộ ADB-installer là được.

-Cách cài đặt Intel Android USB khá đơn giản, chỉ cần nhấn OK và next đến khi hoàn tất, không có gì cần lưu ý.

-Đối với driver ADB-installer, khi tiến hành cài đặt bạn sẽ thấy một cửa sổ cmd màu xanh dương. Nhập phím “y” và nhấn Enter, thực hiện 3 lần để hoàn tất.

5Rj54Pp.png

Bước 2: Kết nối máy tính với điện thoại.

Kết nối ADB:

-Trên điện thoại, truy cập Settings- About- Software information, nhấn 7 lần vào build number. Thoát ra menu Settings chính, vào mục development options, và bật tính năng USB debugging lên.

-Trên máy tính, bạn truy cập vào thư mục C:/adb, nhấn giữ phím shift trên bàn phím và click chuột phải vào khu vực khoảng trống trên màn hình chọn "open command window here"

-Thực hiện lệnh sau để máy tính xác nhận kết nối với điện thoại. Để ý trên màn hình điện thoại hiện yêu cầu cập quyền truy cập từ máy tính thì nhấn OK để xác nhận.
http://www.7-zip.org/download.html
-Giải nén 2 bộ driver Intel android usb và adb-installer:

Với Intel android usb: bạn nhấn chuột phải vào file IntelAndroidDriver.exe chọn 7zip – Extract to “IntelAndroidDriver\” nếu xuất hiện lỗi chứ nhấn OK để hoàn tất.
-Giải nén xong bạn sẽ được một thư mục IntelAndroidDriver\ đây là những gì chúng ta cần.

Với ADB-installer: Bạn nhấn chuột phải vào file adb-installer.exe chọn 7zip – Extract to “ADB-installer\”
-Giải nén xong bạn được thư mục ADB-installer, truy cập vào bạn sẽ thấy một thư mục con là driver.

xDbHCU6.png

-Phương pháp này bạn thực hiện hoàn toàn giống như trên Trung cấp 1 đến bước hiện danh sách driver thiết bị Common hardware types nếu bạn không tìm thấy mục ASUS Android Device hay Portable devices thì driver này thực sự chưa được cài vào máy. Bạn chọn mục Show All Devices:
-
Tiếp tục nhấn vào nút Hard Disk...:
-
Chọn Browse tìm đến 2 thư mục đã giải nén bên dưới và nhấn OK để xác nhận.
-Sau đó bạn sẽ thấy danh sách driver cần để cài đặt cho từng chế độ.
-Cuối cùng nhấn Next để cài đặt, nếu hiện cửa sổ Windows Security thì chọn OK để xác nhận.
-Kiểm tra lại trong device manager xem đã cài đặt driver thành công cho thiết bị hay chưa.


gRJ7mFg.png

OoOmvte.png

4j6qJUE.png

Nâng cao: Ép driver cho thiết bị kết nối (mod lại driver)

Đây là phương pháp cuối cùng mà mình biết để làm cho máy tính nhận dạng thiết bị với driver phù hợp. Có thể có sẽ có thêm phương pháp “mạnh” hơn nữa nhưng nếu thực hiện bước này tiếp tục không thành công có thể bạn nên nghĩ đến việc dùng máy tính khác, cáp USB khác hoặc có vấn đề gì đó với chân kết nối trên chiếc Zenfone của bạn.

-Đầu tiên, bạn bắt buộc phải truy cập vào chế độ safemode như hướng dẫn Sơ cấp 2.
Bước 1: Lấy hardware id của điện thoại ở các chế độ:

-Để lấy được hardware id của điện thoại ở từng chế độ bạn thực hiện như sau.
-Với kết nối MTP và ADB bạn để điện thoại ở chế độ normal boot, kết nối với máy tính và vào device manager, tìm thiết bị đang bị đánh dấu cảnh báo màu vàng. Click chuột hải vào chọn "properties", chuyển qua tab "Detail" , và chọn mục "hardware Ids" ở phần Property.
-Ở đây bạn sẽ thấy 2 dòng mã máy, click chuột phải vô dòng không có dấu ???? chép qua một tập tin text đễ lưu lại, nhớ kí hiệu đây là hardware Id cho kết nối MTP+ADB.

-Với kết nối Fastboot bạn đưa điện thoại qua chế độ fastboot (hay drodboot/bootloader), kết nối với máy tính thực hiện tương tự để lấy hardware Id ở chế độ này, cũng note vào file text để ghi nhớ.

LvqumZS.png

W0S54qu.png

LcSJNIK.png

Bước 2: Mod lại driver:

-Giải nén 2 bộ driver như hướng dẫn ở trung cấp 2.
-Mod driver MTP và ADB:
+Mở thư mục InterAndroidDriver đã giải nén, mở file "intc_mtp" và chỉnh sửa như sau.
+Nếu bạn đang sài Window bản 64bit thì thêm các dòng mã ngay sau [Generic.NTamd64] như hình bên dưới, ngược lại nếu dùng bản Windows 32bit thì thêm mã ngay sau [Generic.NTx86].
; Driver Zenfone mod
%GenericMTP.DeviceDesc%=DriverInstall, xxx ; MTP only
%GenericMTP.DeviceDesc%=DriverInstall, xxx ; MTP + ADB
Thay xxx với hardware Id MTP+ADB bạn đã lấy được ở trên. Lưu ý dòng "MTP only" bạn bỏ "&MI_01" ở hardware Id như hình bên dưới.
-Lưu lại file này sau khi chỉnh sửa.

bJa0Hjz.png

-Mod driver ADB và Fastboot: Nếu bước trên vẫn không thể kết nối ADB hoặc bạn muốn kết nối fastboot thì làm như sau.
+Mở thư mục ADB-installer/driver đã giải nén, mở file "android_winusb" và chỉnh sửa như sau.
+Nếu bạn đang sài Window bản 64bit thì thêm các dòng mã ngay sau [Google.NTamd64] như hình bên dưới, ngược lại nếu dùng bản Windows 32bit thì thêm mã ngay sau [Google.NTx86].
; Cai dat driver Zenfone
%SingleAdbInterface% = USB_Install, xxx
%CompositeAdbInterface% = USB_Install, xxx
%SingleBootLoaderInterface% = USB_Install, yyy
Thay xxx với hardware Id MTP+ADB bạn đã lấy được ở trên. Lưu ý dòng "singleAdb" bạn bỏ "&MI_01" ở hardware Id như hình bên dưới.
Thay yyy với hardware Id Fastboot bạn đã lấy được ở trên.
-Lưu lại file này sau khi chỉnh sửa.

5b8ndBe.png
Bước 3: Cài đặt driver đã mod
Sau khi đã mod driver thành công bây giờ bạn có thể thực hiện lại cách ở Trung cấp 2.

Phụ lục:Trường hợp không thể truy cập vào Device manager


Hầu hết các phương pháp kể trên đều dưa vào device manager để cài đặt driver, như vậy đồng nghĩa với nếu bạn không thể truy cập vào mục này trên máy tính thì không thể nào thực việc cài đặt.
Trong một số trường hợp device manager bị chặn truy cập, khi bạn dùng máy ở quán net chẳng hạn. Giải pháp ở đây là gì?
-Trong Windows vẫn còn một mục khác cũng quản lý các thiết bị ngoài vi kết nối với máy tính là "Devices and Printers".
-Bạn có thể tìm thấy chức năng này trong Control panel.
-Sau khi kết nối với máy tính và dùng lệnh trong adb để kết nối, truy cập vào "Device and Printers", bạn sẽ thấy thiết bị bị đánh dấu biểu tượng cảnh báo màu vàng trong nhóm Unspecified.
-Nhấn chuột phải vào thiết bị này và chọn "properties"
-Ở cửa sổ hiện lên bạn chuyển qua tab Hardware tiếp tục chọn vào nút "properties" bên dưới.
-Chọn "Change settings" và bây giờ bạn có thể thử cài đặt driver theo các phương pháp từ Trung cấp 1 trở đi.

lTaONy6.png

Jf9aHZf.png
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment