IT có thật là Vua của mọi nghề?

nam.vu.frl nam.vu.frl
Bài viết: 40 Lượt thích: 0
Ngành IT Việt Nam liệu có phải là vua của mọi nghề ? Làm tháng lương nghìn đô ? đây chắc hẳn là điều thắc mắc của rất nhiều anh em có đam mê về công nghệ.​
Bài viết hôm nay mình sẽ review chủ yếu về tính chất và tiềm năng của ngành IT cho các anh em​
Ngành IT Việt Nam hiện nay ở đầu của sự phát triển. Có thể nói IT là vua của các nghề khi vừa có tiền, vừa được xã hội trọng vọng....​
Khái niệm đầu tiên về nghề IT là CNTT có mặt tại Việt Nam vào năm 1993. Nghề IT – Information Technology – hiểu đơn giản là nhóm ngành CNTT trong ngành kỹ thuật, sử dụng công cụ phần mềm, máy tính để bảo vệ, lưu trữ các số liệu.​

hoc-nganh-cong-nghe-thong-tin-hinh2.jpg

IT có thật là Vua của mọi nghề?

Vài chục năm gần đây, nghề IT được đánh giá cao bởi xu thế phát triển dựa trên giải pháp công nghệ, kỹ thuật số và tự động hóa. Mặc dù trước khi công nghệ trở nên phổ biến, nhân viên IT là việc làm không nhiều anh em biết tới và theo đuổi. Dẫu vậy, ngành nghề này cũng sẽ có những bất cập bên cạnh ưu điểm vượt trội mà các anh em không hề biết​

Những góc khuất mà nhân viên IT phải đối mặt

Tuy nhiên, đằng sao những "hào quang" mà nhiều anh em vẫn thấy thì nhân viên IT cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Trong lĩnh vực công nghệ, bất kể là chuyên ngành nào, nhân viên đều sẽ làm việc với rất nhiều áp lực. Trên thực tế, lượng công việc lập trình viên phải giải quyết rất là nhiều, đòi hỏi khả năng tập trung cao độ. Nguyên nhân chủ yếu là ngành CNTT liên tục cập nhật công nghệ mới, không ngừng xây dựng tiến trình để phát triển, do đó, lượng công việc cần giải quyết cũng nhiều hơn. Việc phải liên tục cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới khiến không ít lập trình viên căng thẳng khi làm việc và thiếu ngủ thường xuyên, điều này gây ra tình trạng stress kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của các lập trình viên.​
Vậy nên cũng không khó hiểu, khi các lập trình viên thường xuyên ở trong trạng thái khó chịu hay gắt gỏng. Cùng với đó thì kỹ năng giao tiếp của các lập trình viên cũng hạn chế, bởi họ tập trung phần lớn thời gian (từ 8-12 tiếng) mỗi ngày để giải quyết các công việc và ít có thời gian giao tiếp với mọi người, điều đó, dẫn tới khả năng giao tiếp cũng giảm đi đáng kể. Do đó, dân lập trình luôn bị đánh giá là những người ít nói hay thiếu sự linh hoạt trong giao tiếp.​
Q_R5ChVKlRml3tKGh9ARAJHQq7OmsV4VnGYqSy0_LUBZR9WLMtoPoFdZJXbxaPTRAKbyXzkGwSHLFMAGcuSYayFHrbeqkJJFX27u1GgnTAWD7mXVSZN4U4Wbq5CN4Cwr
IT có thật là Vua của mọi nghề?
Lấy ví dụ trong trường hợp hệ thống ngân hàng gặp trục trặc. Tất cả nhân viên kỹ thuật làm việc cho ngân hàng đó không thể nghỉ ngơi cho đến khi khắc phục xong sự cố. Nhiều ngành như ngân hàng hay y tế có hệ thống trọng yếu và nhân viên IT sẽ thường xuyên phải làm thêm giờ, tăng ca với áp lực vô cùng lớn.Chắc hẳn các anh em đều không muốn phải tăng ca liên tục đâu nhỉ ? Nhưng nhân viên IT phải thường xuyên tăng ca và chịu nhiều áp lực.​
Nhân viên IT cũng thường xuyên làm thêm giờ từ 1, 2 tiếng thậm chí làm cả thứ 7 chủ nhật để hoàn thành nốt công việc đang dang dở và để cho kịp deadline. Đôi khi, họ phải ở lại làm việc, tìm kiếm mọi giải pháp để xử lý sự cố và đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường thì mới được nghỉ ngơi. Không chỉ vậy ánh sáng xanh của màn hình máy tính và các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nhân viên IT, bởi mắt và da mặt tiếp xúc thường xuyên với nguồn ánh sáng này. Trong khi đó, dân IT lại phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc hàng giờ đồng hồ với máy tính liên tục. Lâu dần sự tác động của những chất độc hại này lên da là rất nguy hiểm và khiến họ có thể già nhanh hơn so với tuổi nếu không được chăm sóc cẩn thận.​
20160120125544-bai1.jpg

IT có thật là Vua của mọi nghề?

Việc không luyện tập thể dục thường xuyên có thể gây ra các bệnh về lưng và cổ. Đặc biệt, nhiều chứng minh từ các nhà khoa học cho thấy khi bạn ngồi làm việc với máy tính quá nhiều mà không di chuyển thì có nguy cơ bị vô sinh cao hơn so với những ngành nghề khác. Công việc của nhân viên lập trình bề ngoài có vẻ hào nhoáng, nhàn nhã nhưng cũng có không ít khó khăn mà người làm trong ngành phải đối mặt. Để thành công, mỗi người phải tự vượt qua chính mình và đương đầu với những thách thức mà ngành nghề đặt ra.​

IT - "vua của mọi nghề"

Thế nhưng trong những năm trở lại đây, CNTT đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc tại Việt Nam. Công nghệ đã xuất hiện trong mọi lĩnh vực cuộc sống, từ giáo dục, y tế, thương mại, giao thương, ẩm thực… Điều này mở ra nhu cầu nhân sự vô cùng lớn cho lĩnh vực này, đi kèm nguồn thu nhập và nhiều phúc lợi hấp dẫn.​
Về nhu cầu tuyển dụng, xét trên mặt bằng chung so với các ngành nghề khác, nhu cầu về công nghệ ngày càng tăng và lợi thế lớn nhất của nghề IT là dịch vụ kỹ thuật thu hút các khoản thanh toán tương đối lớn tại doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và vị trí freelance (dân IT tự do).​
Với nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao, nhân viên trong lĩnh vực CNTT sẽ có nhiều lựa chọn khi xác định loại hình doanh nghiệp muốn làm việc.​
Trên thị trường lao động hiện nay, không có mức lương tiêu chuẩn cho tất cả các vị trí, việc làm CNTT. Tuy nhiên theo "Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2021 và Xu hướng tuyển dụng năm 2022", một nhân viên IT thông thường có lương trung bình thấp là 12,8 triệu đồng và trung bình cao là 24,9 triệu đồng. Đối với những nhân viên có từ 5 năm kinh nghiệm thì con số này lên tới 50,2 triệu đồng/tháng.​
mc-lng-trung-bnh-10-ngnh.jpeg


IT có thật là Vua của mọi nghề?

Trong khi đó, một giám đốc công nghệ sẽ có lương trung bình cao hơn 142 triệu đồng, mức thù lao đứng đầu so với các vị trí giám đốc khác như kinh doanh, tài chính hay tiếp thị... Ngoài làm việc tại công ty, doanh nghiệp, nhân viên IT còn có thể kiếm thêm nhiều nguồn thu nhập khác như thiết kế web/ dịch vụ Internet, phân tích hệ thống, lập trình,...​
Bên cạnh đó, nhân viên IT còn có cơ hội đạt được đỉnh cao sự nghiệp ngay khi còn trẻ hoặc lựa chọn làm cố vấn, giảng dạy về CNTT.​
Khả năng phát triển sự nghiệp của nhân viên IT là rất lớn và không phải lo bị lỗi thời. Cải tiến không ngừng trong lĩnh vực CNTT đòi hỏi nhân viên IT có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng công nghệ tốt và không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề.​
Với nhu cầu tuyển dụng không ngừng và mức lương hấp dẫn, không quá khi khẳng định IT là "vua của mọi nghề".​
Vậy sau bài viết này, anh em đã có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành “Vua” này chưa nào. Sau ánh hào quang của ngành IT là những góc khuất mà ít anh em biết tới. Hy vọng anh em sẽ có cái nhìn khác hơn về ngành nghề này.​
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment