5 "mẹo tối ưu hóa máy tính" gây hiểu nhầm mà người dùng mắc phải

Nguyễn Hoàng Linh Nguyễn Hoàng Linh
Bài viết: 185 Lượt thích: 160
Không phải ai cũng có điều kiện sở hữu cho mình một chiếc máy tính có cấu hình "khủng" để có thể giải trí chơi game hàng ngày. Nên là chúng ta luôn tìm cho mình những hướng dẫn trên mạng Internet để có thể giúp tăng tốc chiếc máy của mình lên nhanh nhất có thể. Nhưng làm theo chỉ dẫn mà không tìm hiểu xem là nó gây ảnh hưởng như thế nào lên máy tính luôn là một lỗi sai căn bản mà các bạn luôn mắc phải. Vậy một số "mẹo tối ưu hóa máy tính" phổ biến hiện nay có thực sự đem lại hiệu năng tốt hơn hay không?

1. Chỉnh chế độ hiệu năng (Power Option):


2power-png.11244

Chỉnh Power Option thành High Performance (Hiệu năng cao) trong phần cài đặt của máy (Power & Sleep Setting) được cho là một giải pháp hiệu quả giúp tăng tốc chiếc máy của bạn. Nhưng thực tế là bạn đang ép chiếc máy của mình liên tục chạy hết công suất kể cả với các tác vụ nhẹ nhàng, gây tình trạng tốn điện, hao pin và nóng máy hơn so với bình thường. Hệ điều hành Windows có khả năng điều chỉnh linh hoạt hiệu năng của máy dựa theo cách mà người dùng sử dụng. Với các tác vụ nặng máy sẽ tự đẩy lên chế độ hiệu năng cao nhất để dồn toàn bộ khả năng tính toán cho các phần mềm, ứng dụng đang chạy. Còn với các tác vụ nhẹ nhàng như là lướt Web, Office, Xem phim... máy sẽ tự giới hạn hiệu năng lại để giúp tiết kiệm điện năng, giảm nhiệt độ cho máy tính. Lựa chọn chế độ Balance (cân bằng) là giải pháp tốt nhất để giúp bạn có được hiệu năng mạnh khi cần, cũng như không gây nóng máy & lãng phí điện khi không cần thiết.

2. Sử dụng phần mềm tối ưu hóa 1 chạm:



Một trong những phần mềm mà các bạn trẻ ưa thích hiện nay đó chính là Phần mềm dọn rác & tối ưu hóa máy tính một chạm. Những phần mềm này được cho là giúp cập nhật driver, dọn dẹp hệ thống, giải phóng bộ nhớ, làm máy tính chạy nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, những file tạm (temp, cache) của Windows và các Ứng Dụng cài đặt đã đều được lập trình sẵn để lưu tạm các dữ liệu cần thiết, giúp truy xuất dữ liệu nhanh hơn và tự xóa bỏ khi không sử dụng. Và với hệ điều hành Windows 10 trở đi, tất cả các driver của bên thứ 3rd sẽ đều được cập nhật đều đặn thông qua tính năng Windows Update.

main-png-47c335dff416f7cbd233f8a7fc22f72e-png.11243

Những phần mềm dọn dẹp bên thứ 3rd thường tạo sự bất an để lợi dụng người dùng mua phần mềm. Thêm vào đó, việc xóa đi những file hệ thống quan trọng cũng như ép sai phiên bản driver còn làm cho máy hoạt động kém ổn định hơn.

Những phần mềm dọn rác & tối ưu miễn phí hiện nay thường cố gắng tạo cảm giác "thỏa mãn" mỗi lần người dùng bấm nút dọn dẹp. Chính cảm giác này làm cho các bạn mở ứng dụng nhiều hơn, trong khi về bản chất thì sẽ ngấm ngầm đưa quảng cáo rác, hoặc đưa ra các lời mời mua gói phần mềm "Premium" tới người dùng để kiếm lợi nhuận. Các bạn không cần phải cài bất kỳ phần mềm nào khác để được sử dụng phiên bản driver mới nhất và tối ưu hóa máy tính đang dùng.

3. Sử dụng phiên bản Windows LTSC:



Windows LTSC (Long-Term Servicing Channel) được cho là bản Windows hoàn hảo dành cho những hệ thống máy tính cấu hình thấp do có dung lượng nhẹ, loại bỏ rất nhiều tính năng không cần thiết và không có bị ép cập nhật thường xuyên như là Windows 10 Home hay là 10 Pro. Nhưng thực chất thì Windows LTSC được thiết kế là để dành riêng cho những mẫu máy tính tiền ở siêu thị, máy ATM, máy tính dịch vụ ở sân bay... với tính chất sử dụng cố định không thay đổi, và giúp những máy tính trên vận hành ổn định lên đến 10 năm.

quhtjzf-png.11245

"LTSC là công cụ được thiết kế để hoàn thành 1 tác vụ nhất định, chỉ khi nào sử dụng đúng cách. Một giải pháp hữu ích, nhưng nếu sử dụng sai thì không khác gì lấy búa để vặn ốc cả." - Microsoft Techcommuniy.


Còn với máy tính cá nhân, nhu cầu sử dụng của người dùng liên tục thay đổi từ giải trí cho tới làm việc và cài đặt rất nhiều các loại phần mềm khác nhau. Windows LTSC không có các bản cập nhật về lỗ hổng, về tính năng hay về tương thích phần mềm, phần cứng mới ra sau này... như phiên bản Windows 10 đầy đủ. Cho nên dù nhẹ hơn nhưng Windows LTSC có thể sẽ gây một số vấn đề trong quá trình sử dụng.

4. Tăng dung lượng Page File / RAM ảo:



Page File là một trong những phương thức mà máy tính Windows sử dụng để lưu dữ liệu tạm khi RAM không còn đủ bộ nhớ. Khi RAM không còn chỗ trống, dữ liệu trên RAM sẽ được chứa trên bộ nhớ của ổ cứng (RAM ảo) để tránh máy tính bị treo trong quá trình sử dụng. Bộ nhớ của ổ cứng máy tính thường có dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với bộ nhớ RAM. Cho nên chúng ta có thể điều chỉnh bộ nhớ RAM ảo (Page File Size) tùy ý để giúp máy tính có thêm không gian lưu dữ liệu. Nhưng tăng kích thước bộ nhớ RAM ảo lên 4GB hay 8Gb không có nghĩa là máy tính sẽ có hiệu năng tương tự như cắm thêm RAM thật.

hp-chromebox-ram-upgrade-13-jpg.11247

Yếu tố "tốc độ" đóng vai trò rất lớn không kém gì dung lượng GB RAM của máy & tốc độ của ổ cứng thì thường chậm hơn rất nhiều so với bộ nhớ RAM. Một thanh RAM DDR3 bus 1600mhz có tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 12800 MB/s, nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD / SSD truyền thống hiện nay. Cho nên việc tăng dung lượng RAM ảo có thể làm cho máy tính chạy chậm đi hơn rất nhiều so với bình thường.

5. Tắt hiệu ứng chuyển động:



disable-animations-in-windows-10-method-2-step-7-png.11248

Hiệu ứng chuyển động là một trong những yếu tố giúp cho các hoạt cảnh di chuyển, bật tắt cửa sổ ứng dụng có chuyển động mượt mắt hơn. Khi các bạn tắt những hiệu ứng này thì thời gian chuyển động của những hoạt cảnh giảm xuống, cửa sổ mở lên nhanh hơn tạo cảm giác máy tính "nhanh hơn" chứ không hề tăng thêm hiệu năng cho máy tính. Việc tắt Windows animation không làm máy tính Render nhanh hơn hay chơi game mượt hơn như nhiều người lầm tưởng.

Tham gia review sản phẩm tại VOICE UP ASUS để nhận ngay 200.000 VND nhé các bạn!
Link tham gia: bit.ly/VoiceUpASUS
Nguyễn Hoàng Linh
 
Last edited:

Facebook Comment