[ZenNews 48] Trang web SeaGames 30 bị sập ngay sau buổi khai mạc, Kho IPv4 của loài người đã cạn kiệt

Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
zen48-jpg.8891

Trang web của SeaGames 30 sập ngay sau buổi khai mạc

Hiện tại, trang web chính thức của SEA Games 30 không thể hiển thị hình ảnh hay các thông tin về giải đấu này.
Sáng ngày 1/12, khi truy cập vào trang web 2019seagames.com, người xem sẽ thấy toàn những dòng code thay vì thông tin hay kết quả thi đấu của các đội tại SEA Games 2019.
seagames-30-jpg.8888
Theo ông Nguyễn Tuấn Cường, Giám đốc kỹ thuật một công ty công nghệ TP.HCM, trang web của SEA Games 2019 có thể bị thiếu thư viện nên không hiển thị được những nội dung. "Ban tổ chức dùng Wordpress (một nền tảng blog, website miễn phí) với những Pluggin (tiện ích mở rộng) có sẵn để làm trang web bằng những thao tác kéo thả đơn giản thay vì tự lập trình nên dễ bị lỗi hơn", ông Cường nhận định.
Đến hiện tại, trang web của Seagames vẫn chưa thể truy cập được và khi mở trang web này lên sẽ hiện thông báo mã lỗi 502
Tàu container của Taobao bị chìm giữa biển, hàng trăm tấn hàng sale đợt 11-11 không thể đến tay khách hàng quốc tế

Theo báo cáo của Sin Chew Daily, tàu chở hàng của Đài Loan đem theo rất nhiều hàng hóa của Taobao đã bị chìm nghỉm giữa biển sau một cú va chạm.
Sau khi thảm kịch này xảy ra, 9 thành viên trong thủy thủ đoàn đã được cứu sống, 7 vẫn mất tích và 2 người được xác nhận đã tử vong.
Không chỉ thiệt hại về người, vụ chìm tàu đã kéo theo 879 tấn hàng hóa (hầu hết là của nền tảng thương mại điện tử Taobao) chìm xuống đáy biển. Đây có thể coi là sự cố đầu tiên và nghiêm trọng nhất của Taobao trong quá trình hậu cần.
Đến thời điểm hiện tại, hàng trăm khách hàng của Taobao đã bày tỏ sự lo lắng về những món hàng mà họ đặt mua trong dịp sale "độc thân" 11/11 vừa qua. Bên cạnh đó, khách hàng quốc tế quan ngại rằng họ sẽ không được hoàn tiền đầy đủ vì không có tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Taobao đã lên tiếng cam đoan quá trình bồi thường đã bắt đầu diễn ra qua kênh thanh toán Alipay.
FUN - Toilet giờ đây đã có RGB, phong cách đèn màu muôn nơi

Hầu như năm nào Black Friday cũng có những cái deal rất kỳ cục, chẳng hạn như đèn bồn cầu RGB dưới đây. Trang PCGamer vừa phát hiện ra chiếc đèn này, nó được giảm giá còn 10,39 USD. Bạn có thể mua chiếc "đèn bồn cầu sạc lại được" (Rechargeable Toilet Bowl Night Light) này trên Amazon. Người bán có vẻ uy tín và đây là một món đồ thật chứ không phải trò đùa. Mô tả sản phẩm thì nó có các tính năng như:
  • 16 màu và 5 độ sáng khác nhau, điều chỉnh bằng nút bấm
  • Thiết kế chống nước IP67, không lo hỏng khi "nước" vào
  • Là món quà độc đáo và thú vị (cho những ai không biết phải tặng gì)
  • Không lo mất tiền cho mấy cái đèn dùng pin thường nữa, đèn này có thể sạc lại được và 1 lần sạc có thể dùng đến 2 tháng
  • Hài lòng 100%, bảo hành 12 tháng
Các thương hiệu gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới 2019, toàn tên tuổi lớn

Coca Cola đã một lần nữa đứng đầu trong danh sách các thương hiệu gây ô nhiễm nhất toàn cầu, trong năm thứ hai liên tiếp. Đây là kết quả được đưa ra sau một cuộc kiểm tra quy mô toàn cầu về chất thải nhựa, được thực hiện bởi tổ chức phong trào toàn cầu Break Free From Plastic. Nestle “tình cờ” đứng ngay sau, chiếm vị trí thứ hai, theo sau là các thương hiệu lớn như PepsiCo, Mondelēz International và Unilever.
coca-cola-plastic-waste-pollution-jpeg.8890
Danh sách này dựa trên chiến dịch “một ngày làm sạch” (one-day clean-up) diễn ra vào tháng 9. Hơn 72,000 tình nguyện viên đã nhặt chai nhựa, cốc, giấy gói, túi và phế liệu được đặt trên các bãi biển, dọc theo đường thủy và trên các đường phố xung quanh văn phòng và nhà cửa, sau đó về phân loại lại. Sau khi phân loại, người ta thấy rằng chất thải nhựa thuộc về khoảng 8,000 nhãn hiệu.
Chi tiết hơn cho biết Coca Cola chịu trách nhiệm cho 11,732 mẩu rác nhựa được tìm thấy trên khắp 4 lục địa ở 37 quốc gia khác nhau. Theo ngay sau Coke, các “nhà gây ô nhiễm lớn” khác là Nestle, PepsiCo, Mondelēz International (thương hiệu sản xuất đằng sau Oreo, Ritz, Nabisco và Nutter Butter) và Unilever. Ngoài ra còn có một lượng đáng kể nhựa đã bị xói mòn và không thể tìm ra thương hiệu tương ứng.
  • Ở vị trí thứ 2, Nestle, chịu trách nhiệm cho 4,846 mảnh nhựa được tìm thấy ở 31 quốc gia.
  • PepsiCo ở vị trí thứ ba, với 3,362 miếng nhựa tại 28 quốc gia.
  • Mondelēz International theo ngay sau PepsiCo, với 1,083 miếng nhựa được tìm thấy ở 23 quốc gia.
  • Unilever chiếm vị trí thứ năm, với 3,328 mảnh nhựa được phát hiện ở 21 quốc gia
  • Mars đứng thứ sáu, với 543 mảnh nhựa được tìm thấy ở 20 quốc gia.
  • Một tên tuổi lớn khác, Procter & Gamble (còn được gọi là P&G), chịu trách nhiệm cho 1,160 chiếc tại 18 quốc gia.
  • Tiếp theo là một thương hiệu lớn khác, Colgate Palmolive, đóng góp tới 642 miếng nhựa tại 18 quốc gia.
  • Vị trí thứ chín là Philip Morris International, chịu trách nhiệm cho 2,239 miếng nhựa tại 17 quốc gia.
  • Vị trí thứ mười và cuối cùng được chốt sổ bởi Perfetti van Melle, vì chịu trách nhiệm cho 1,090 miếng nhựa được tìm thấy ở 17 quốc gia.
Báo cáo còn chỉ ra sự thật rằng Coca Cola là thương hiệu gây ô nhiễm nhựa top đầu ở cả 4 châu lục, đứng thứ 2 ở Châu Á và Nam Mỹ và đứng đầu ở Châu Phi và Châu Âu. Hơn thế nữa, vào năm 2018 Coke vẫn là người đứng đầu danh sách, theo sau là PepsiCo và Nestle. Sự khác biệt trong năm 2019 này là sự hoán đổi vị trí thứ 2 và thứ 3 của Nestle và PepsiCo, đứng đầu vẫn không phải là ai khác, Coke.
Chính thức: kho IPv4 của loài người đã cạn kiệt

4,3 tỷ địa chỉ IPv4 public của loài người đã được phẩn bổ hết, đồng nghĩa với việc tất cả các ISP cùng toàn bộ nhà cung cấp hạ tầng mạng sẽ không còn có thêm IPv4 để phân bổ nữa. Việc này đã được dự báo từ những năm 80 và tới 2012 thì bắt đầu tình hình cạn kiện leo thang khủng khiếp. Vào lúc đó, toàn bộ không gian IPv4 đã được phân bổ về 5 cơ quan quản lý các châu lục. Ngay sau đó thì IPv4 tại các cơ quan này cũng nhanh chóng được phân bổ hết cho những vùng nhỏ hơn. Tới ngày 15/4/2011, APNIC - quản lý khu vực châu Á Thái Bình Dương đã cấp đi những IPv4 cuối cùng, lần lượt các khu vực khác và cuối cùng là RIPE NCC của Châu Âu cũng đã cấp hết toàn bộ.
Trên mặt lý thuyết thì nếu cạn kiệt địa chỉ IPv4 thì sẽ không có thêm thiết bị IPv4 nào được vào internet nữa. Tuy nhiên, trên thực tế người dùng chúng ta thì không ảnh hưởng gì. Đơn giản là vì các ISP sau khi được phân phối từ các đơn vị quản lý cao hơn sẽ được tái sử dụng và có thể sử dụng lại những địa chỉ đã cấp những không còn hoạt động. Hơn nữa chúng ta còn có NAT nên những địa chỉ IP giống nahu có thể được sử dụng riêng do router của ISP. Mặt khác, từ đó tới giờ, các ISP đã có kế hoạch mapping IPv4 sang IPv6 với kho địa chỉ lớn hơn rất nhiều. Tóm lại, không ảnh hưởng gì tới chúng ta.
Intel cầu cứu Samsung giúp sản xuất chip máy tính do nguồn cung cho thị trường thiếu hụt

Theo báo Hàn Quốc The Investor, Samsung đã đồng ý yêu cầu sản xuất CPU máy tính từ Intel, nhằm giúp hãng này thoát khỏi tình trạng cung không đủ cầu. Intel bắt đầu gặp vấn đề trong việc đáp ứng nhu cầu CPU 14nm từ cuối năm 2018. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến lịch trình ra mắt sản phẩm của các hãng máy tính, khiến hãng công nghệ Mỹ phải gửi lời xin lỗi. Cũng nhờ Intel gặp khó với nguồn cung chip, AMD đã lôi kéo được một số hãng ra mắt máy tính dùng CPU của mình. Ví dụ Asus đã giới thiệu tại Việt Nam một số mẫu laptop dùng nền tảng AMD Ryzen, có giá chỉ hơn 10 triệu đồng. Trong 'cơn khát' CPU và không thể trì hoãn lâu hơn, sản phẩm từ AMD là một lực chọn thay thế với nhiều hãng.
Theo các nguồn tin ngành công nghiệp, Intel đã chọn Samsung làm dây chuyền sản xuất chip bên ngoài để hỗ trợ, giúp hãng chấm dứt tình trạng trì hoãn giao hàng tới đối tác. Intel hiện đang là hãng sản xuất CPU cho máy tính, máy chủ và thiết bị nhúng lớn nhất thế giới. Bám sát sau họ là hãng AMD. Hiện Intel đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ.
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment