[ZenNews 3] Điện thoại chính phủ Mỹ cấp cho hộ nghèo bị phát hiện cài sẵn malware nghi của Trung Quốc, Xiaomi tách Poco thành thương hiệu độc lập

Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
Việt Nam thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị do Viettel sản xuất

Sáng ngày 17 tháng 1, Việt Nam thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị mạng do Viettel sản xuất. Viettel là nhà mạng thứ 6 trên thế giới sản xuất được thiết bị 5G.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Khoa học Công nghệ (KHCN) Chu Ngọc Anh đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm.
Như vậy, sau 8 tháng kể từ ngày Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác vào tháng 5/2019, Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G.
viettel-5g-jpg.9334
Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Đến lúc này, tôi có niềm tin khá vững chắc tuyên bố của Thủ tướng trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi rằng năm 2020 Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam. Hôm nay chúng ta có niềm tin đó. Với những gì Viettel đã làm được, dân tộc ta có thể tự hào rằng Việt Nam sánh bước với những quốc gia hàng đầu thế giới”.
BỘ CÔNG AN PHÁ ĐƯỜNG DÂY BÁN PHẦN MỀM GIÁN ĐIỆP TRÊN ĐIỆN THOẠI

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng vừa bắt khẩn cấp Trần Ngọc Đức (30 tuổi, trú tại TP Đà Lạt) để điều tra về hành vi Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. Nhà chức trách xác định Đức cầm đầu đường dây mua bán phần mềm gián điệp cài đặt trên điện thoại di động thông qua 2 trang xxxdong... và xxxdoi...
tang_vat-jpg.9335

Oto và xe máy của đối tượng
Phần mềm này khi cài đặt vào điện thoại di động có thể đánh cắp thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử hoặc mạng xã hội. Đặc biệt, các giao dịch ngân hàng trên mạng internet có cũng thể bị kiểm soát mà chủ tài khoản không hề hay biết.
Ngoài ra, phần mềm gián điệp còn bí mật ghi âm cuộc gọi. Toàn bộ thông tin, dữ liệu của điện thoại bị cài đặt phần mềm nghe lén được chuyển đến máy chủ lưu trữ tại nước ngoài.Cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án, đồng thời khuyến cáo người sử dụng khi thấy điện thoại có dấu hiệu bất thường như máy điện thoại nóng, xử lý chậm; tốc độ tiêu thụ dữ liệu lớn; thời lượng pin sử dụng giảm xuống bất thường; tự động khởi động lại máy; các chức năng định vị GPS, Wi-Fi tự động bật thì phải kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt trong máy hoặc đến cửa hàng điện thoại đề nghị hỗ trợ.
Google/Alphabet chính thức trở thành công ty trị giá 1000 tỷ USD

Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/1 (giờ Mỹ) đã làm nên khoảnh khắc lịch sử cho Google khi cổ phiếu của công ty này đã tăng thêm 2%, đạt giá trị 1479,52$/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa của công ty lên 1021 tỷ USD. Như vậy là Google đã chính thức trở thành công ty thứ 3 trên thế giới trị giá trên 1000 tỷ đô, sau Apple và Microsoft. Xin chúc mừng Google/Alphabet.
google-stock-price-jpg.9330
Cách đây 2 ngày, giá trị của Google "chỉ mới là 992,7 tỷ đô, thì nay đã tăng thêm tới hơn 28 tỷ để đạt 1021 tỷ. Nếu so với thời điểm này năm ngoái (760 tỷ đô vào ngày 17/1/2019) thì giá trị vốn hóa của Google đã tăng thêm hơn 261 tỷ đô.
Giá trị của Apple có thể đạt 2 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021

Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush mới đây dự đoán rằng, Apple hoàn toàn có khả năng vượt qua con số 2.000 tỷ USD giá trị vốn hóa vào cuối năm 2021 tới: “Chúng tôi tin rằng vào cuối năm 2021, Apple sẽ đạt được con số đó nhờ vào sức hút của công nghệ viễn thông 5G và nhờ đà phát triển mảng dịch vụ của tập đoàn này.” Tính đến ngày 13/01/2020, giá trị vốn hóa của Apple đang ở mức 1.389 tỷ USD.
apple-von-hoa-jpeg.9331
Ives cho biết, năm 2019 mới chỉ là thời điểm bắt đầu “cuộc chuyển giao 5G”, khi nhu cầu chiếc iPhone 11 cao hơn so với dự kiến. UBS thì dự đoán rằng năm tài khóa 2020, Apple sẽ bán được 196 triệu chiếc iPhone, tăng 5% so với năm 2019: “iPhone có thể sẽ tăng trưởng trong năm tài khóa 2020, khi vòng đời sản phẩm trở nên ổn định và sức mua của Trung Quốc thay đổi. Trong khi đó, công nghệ 5G cũng có thể sẽ khiến mọi người quyết định nâng cấp điện thoại trong năm tài khóa 2021 trở đi.”
Xiaomi tách Poco thành thương hiệu độc lập

Poco F1 ra mắt năm 2018 và đem về rất nhiều thành công cho Xiaomi, tới bây giờ thì hãng điện thoại Trung Quốc quyết định sẽ tách Poco thành một thương hiệu độc lập, giống như họ làm với thương hiệu Redmi. F1 cũng là chiếc Pocophone duy nhất ra mắt tính tới thời điểm hiện tại với cấu hình rất cao và tầm giá 300 USD.
pocophone-f2-jpg.9332
Thông tin trên được Xiaomi Ấn Độ xác nhận khi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tách Poco ra khỏi Xiaomi. Hiện tại, Xiaomi cũng đã có quá nhiều máy và nhiều model nằm cùng phân khúc với F1, tức là cạnh tranh lẫn nhau. Việc tách Poco ra thành thương hiệu điện thoại riêng sẽ giúp hãng có nhiều khách hàng hơn và hoạt động hiệu quả.
OnePlus giới thiệu thế hệ màn hình tiếp theo: 120 Hz Fluid Display - Công nghệ màn hình của năm 2020

Với OnePlus 7 Pro, OnePlus đã mang đến những trải nghiệm ấn tượng trên màn hình 90Hz. Và thứ Hai vừa rồi, OnePlus đã thông báo việc hoàn thành phát triển thế hệ màn hình tiếp theo. Đồng thời, OnePlus cũng tự tin về thế hệ màn hình này của mình sẽ là màn hình điện thoại thông minh mượt mà nhất, mang lại chất lượng hình ảnh vượt trội: 120 Hz Fluid Display - màn hình tốt nhất và khiến bạn sẽ phải để mắt vào năm 2020.
man_hinh_120hz_oneplus-jpg.9329
Sau màn hình 90Hz của OnePlus 7 Pro, OnePlus một lần nữa hợp tác với Samsung Display điều chỉnh tấm nền AMOLED để đạt được những thông số kỹ thuật khắc khe nhất trong ngành, nổi bật là tốc độ làm tươi 120Hz mượt đến "nghẹt thở". Màn hình sử dụng thế hệ vật liệu phát sáng mới nhất, với độ sáng cực đại hơn 1000 nits và có tuổi thọ cũng dài hơn. Ngoài ra, OnePlus còn nâng độ nhạy cảm ứng lên mức 240Hz để có trải nghiệm cảm ứng nhạy hơn. Màn hình 120Hz của OnePlus hỗ trợ dải màu 10 bit có khả năng hiển thị lên tới 1.07 tỷ màu khác nhau. Con số này gấp 64 lần so với số màu được hỗ trợ hiển thị trên các điện thoại thông minh thông thường, giúp người dùng xem được những nội dung nét một cách tự nhiên hơn, người sáng tạo có thể canh chỉnh màu sắc muốn thể hiện.
Nvidia giảm giá RTX 2060 xuống 299 USD, đón đầu RX 5600 XT của AMD

RTX 2060 là chiếc card đồ họa tầm trung, với mức giá rẻ nhất trong loạt sản phẩm trang bị phần cứng riêng phục vụ nhu cầu xử lý Ray Tracing theo thời gian thực trong các game hỗ trợ công nghệ này. Nó được ra mắt cỡ 1 năm trước với bản Founder’s Edition có giá 350 USD. Hiện tại, Nvidia đã chính thức giảm giá RTX 2060 Founder’s Edition xuống 299 USD. Không ngoại trừ khả năng đây là chiến lược đón đầu RX 5600 XT với GPU Navi 10 sắp ra mắt của AMD, khi cả hai đều hướng tới nhu cầu chơi game ở độ phân giải 1080p.
rog-trix-rtx-2060-jpg.9333
Đến giữa năm 2019, RTX 2060 Super ra mắt, khả năng xử lý cao hơn, gần tiệm cận RTX 2070, và thậm chí có cả RTX 2070 Super và RTX 2080 Super. Chiến lược đón đầu của Nvidia vô tình khiến anh em gamer, trong đó có cả mình, cảm thấy hơi thốn. Dĩ nhiên card đồ họa RTX ra mắt trước vẫn dùng ngon, nhưng chỉ trong vòng hơn nửa năm đã có bản cập nhật mạnh hơn, khiến cảm giác đầu tư phần cứng chơi game xử lý được Ray Tracing những ngày đầu trở thành quyết định không hợp lý cho lắm, không như nhiều anh em chờ đến khi phiên bản Super ra mắt.
Ở CES 2020 vừa rồi, EVGA ra mắt hai mẫu card đồ họa RTX 2060 mới, bán tại Mỹ giá 280 USD. Vì thế không loại trừ khả năng những mẫu card đồ họa do bên thứ 3 như Asus, MSI hay Gigabyte sản xuất cũng sẽ có mức giá giảm nhẹ trong thời gian tới.
Điện thoại chính phủ Mỹ cấp cho hộ nghèo bị phát hiện cài sẵn malware nghi của Trung Quốc

Trong bài post trên trang blog của đơn vị nghiên cứu bảo mật Malwarebyte Labs hôm thứ 4 vừa rồi, những chiếc smartphone Android giá rẻ UMX U686CL được Mỹ cấp cho những hộ gia đình nghèo ở Mỹ bị phát hiện có cài malware theo dõi và thu thập dữ liệu. Những chiếc máy này được chính phủ Mỹ đặt hàng từ Assurance Wireless để thực hiện chương trình hỗ trợ truyền thông giá phải chăng, giúp người có thu nhập thấp có thêm cơ hội việc làm cũng như giải trí.

Hai loại malware được cài đặt trên những chiếc máy U686CL này nghi là của Trung Quốc, và cả hai đều rất khó gỡ bỏ. Một mã độc nếu gỡ sẽ khiến chiếc máy không cập nhật phần mềm được nữa, còn một thì được gắn chặt vào ứng dụng Settings điện thoại, gỡ là máy trở thành cục gạch. Malwarebyte Labs cho biết họ đã nhận được những thông báo về mã độc trong máy điện thoại phân phát cho người Mỹ có thu nhập thấp từ tháng 10. Cả Assurance Wireless lẫn Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ đều chưa có tuyên bố chính thức về vụ việc này.
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment