News updated (17h - 22/05): Sau khi bị hàng loạt các công ty công nghệ lớn trên thế giới dừng bán linh kiện, chip, phần mềm… thì đến hiện tại, Huawei lại bị hai công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản là KDDI và SoftBank tuyên bố sẽ không kinh doanh các mẫu điện thoại của hãng này nữa.
News updated (14h - 22/05): Microsoft dỡ bỏ tất cả các mẫu laptop mang thương hiệu Huawei khỏi Store của mình. Đây là một động thái không chính thức khẳng định rằng Microsoft cũng sẽ tham gia vào cuộc chiến này. Cụ thể: Nhà mạng KDDI cho biết đơn đặt hàng các mẫu điện thoại Huawei đã bị hủy, đồng thời cũng ngừng việc công bố doanh số bán hàng đối với các sản phẩm đến từ Huawei. Người phát ngôn của SoftBank Hiroyuki Mizukami cho biết công ty muốn "khách hàng cảm thấy an toàn khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi". Để bạn rõ hơn thì sau thế chiến thứ 2, Nhật và Mỹ bắt đầu hợp tác với nhau trên nhiều khía cạnh trong đó có chính trị và quân sự, và Mỹ được coi là người bảo hộ của Nhật còn Nhật là một trong những trợ thủ đắc lực của Mỹ ở Châu Á để đấu lại một số nước lớn về mặt chính trị và là cầu nối để phô trương sức mạnh quân sự của mình với nước nào đó có bản đồ đường lưỡi bò ở Châu Á.
News upđate (6h - 21/05): Cách đây 1 tiếng trước, Mỹ đã chính thức lên tiếng về vụ việc với Huawei với nội dung như sau: Mỹ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm đối với Huawei, nhưng chỉ trong một thời gian tạm thời và phạm vi hạn chế. Cụ thể, thời hạn của việc tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm này là 3 tháng, trong 3 tháng đó các công ty của Mỹ vẫn có thể hợp tác tiếp với Huawei để hỗ trợ khách hàng, những công ty có chi nhanh ở Thẩm Quyến vẫn được phép hợp tác để phát triển và cập nhật phần mềm cho phần cứng đã có sẵn ngay cả khi hiệu lực dỡ bỏ tạm thời hết hạn. Tóm lại, việc tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm này của Mỹ chỉ cho phép Huawei duy trì những phần cứng hiện tại đang có mặt trên thị trường. Điều này có nghĩa là Huawei vẫn có thể tung ra các bản vá bảo mật hay cập nhật phần mềm mới cho phần cứng đã có, chứ không được phép tạo nhưngx thành phần phần cứng mới theo công nghệ từ công ty Mỹ, ví dụ: Android; nhưng có thể các thiết bị hiện tại sẽ không thể lên được Android Q nếu 2 bên không đạt được thoản thuận chung kể từ ngày hết hạn lệnh dỡ bỏ tạm thời (19 tháng 8).
News updated (17h - 20/5): Tiếp sau các công ty công nghệ lớn của Mỹ chấm dứt hợp tác với Huawei thì mới đây là công ty sản xuất chip bán dẫn hàng đầu nước Đức - Infineon - tham gia cuộc chiến này. Cụ thể, đòn trừng phạt của Mỹ hướng đến Huawei lần này đã gây ảnh hưởng ra ngpài nước Mỹ, khi mà công ty chip bán dẫn Infineon hàng đầu nước Đức vừa mới tuyên bố dừng sản xuất và từ chối giao đơn hàng cho Huawei mặc dù giá trị đơn hàng của công ty này với Huawei lên tới hơn 100triệu USD vì lo sợ liên quan đến trừng phạt từ Mỹ. Công ty chip bán dẫn hiện là nhà cung cấp chính cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới này bộ vi điều khiển và card mạng tích hợp quản lý năng lượng.
News updated (15h - 20/5): Chưa đầy 24h sau khi các công ty công nghệ lớn của Mỹ ngưng hợp tác với Huawei, phía đại diện của Huawei đã có câu trả lời của mình. Cụ thể Huawei hiện tại đã tự phát triển được hệ điều hành và kho phần mềm riêng để phòng trường hợp khi không thể sử dụng được Android của Google hay mới đây nhất là Microsoft (mặc dù chưa lên tiếng chính thức tham gia cuộc chiến nhưng một số tin đồn rằng Microsoft cũng sẽ ngưng cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc). Có thể bạn chưa biết nhưng tính đến hiện tại thì Huawei thực sự có hệ điều hành riêng của họ và cụ thể là có đến 2 hệ điều hành có thể thay thế cho Android. Cái thứ nhất được Huawei phát triển độc lập từ năm 2012, có tên gọi là "Hongmeng" và có một kho app riêng nhưng chỉ được lưu hành nội bộ. Cái thứ 2 là sự hợp tác của Huawei với Google trước đây dựa trên nhân Linux và nó đã hoàn thiện, nên nếu Google có chấm dứt hợp tác thì Huawei vẫn có thể tự cải tiến tiếp hệ điều hành này.
Mới đây, sau khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực thì Google là công ty công nghệ đầu tiên quyết định dừng cuộc chơi với Huawei. Cụ thể hơn, Google đã đơn phương chấm dứt hợp tác phần mềm với Huawei: ngưng cung cấp dịch vụ, chặn toàn bộ mọi truy cập dịch vụ Google từ server của mình, ngưng cập nhật phần mềm và các bản vá bảo mật liên quan đến hệ sinh thái Google. Tuy nhiên với động thái như vậy đến từ Google, không có nghĩa là Huawei sẽ không thể sử dụng hệ điều hành Android được nữa mà Huawei sẽ bắt buộc phải sử dụng phần mềm mã nguồn mở được cấp phép sử dụng miễn phí trên toàn thế giới. Nhưng, ngoài việc phải sử dụng mã nguồn mở ra thì những thiết bị của Huawei đã đang và sẽ bán ở thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi những thiết bị này không thể truy cập hay sử dụng được các dịch vụ của Google như: Gmail, Youtube, Chrome,... do bị Google chặn; và theo đó, những người đang sử dụng smartphone của Huawei tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp xấu nhất là người dùng sẽ phải mua một chiếc điện thoại mới để sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng thiết bị của Huawei nhưng nó chẳng khác gì một chiếc điện thoại ngày xưa chạy Symbian cả: nghe, gọi, nhắn tin, lướt web, chụp ảnh,... nhưng không thể xem Youtube, tìm kiếm bằng Google hay check mail.
Tuy nhiên, đó là tương lai trong ít nhất là 3 tháng nữa, còn hiện tại thì người dùng vẫn sử dụng được các dịch vụ của Google một cách hoàn toàn bình thường và việc bị từ chối dịch vụ hay không thể truy cập được dịch vụ của Google thì những model mới ra mắt sau khoảng thời gian này mới không thể truy cập được.
Theo Bloomberg thì Huawei đã biết trước được điều gây bất lợi này nên Huawei đã nhập và dự trữ đủ số lượng chip để sử dụng trong khoảng 3 tháng tới. Trong khoảng thời gian 3 tháng này, Huawei sẽ buộc phải có một thỏa thuận với các công ty công nghệ trên nếu không muốn phải chịu lỗ vì thâm hụt nguồn cung chip hay linh kiện bán dẫn.
Nguồn: tổng hợp
Last edited: