TOP 8 KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN TRANG BỊ KHI HỌC ĐẠI HỌC

Nhật Mai Đoàn Nhật Mai Đoàn
Bài viết: 80 Lượt thích: 6

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH



business-woman-presenting-to-colleagues-in-meeting-room-1-jpg-optimal-jpg.16475

Thuyết trình được coi là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu dù bạn đang ở bất kể độ tuổi nào. Kỹ năng này được áp dụng trong học tập, công việc,... thậm chí cả trong những tình huống nhỏ nhất.​

Thuyết trình nghĩa là trình bày một vấn đề nào đó một cách có hệ thống và có mục đích cho một hoặc nhiều người. Điều này nhằm thuyết phục hoặc cung cấp thông tin cho người nghe. Để có một bài thuyết trình hiệu quả, người thuyết trình cần có các yếu tố:​
  • Tự tin​
  • Mở đầu gây được ấn tượng​
  • Giọng nói truyền đạt, dễ nghe​
  • Tương tác với người nghe​
  • Thời gian kéo dài phù hợp​
  • Kết thúc có thể bao quát được ý chính bài thuyết trình​
Các bước để có một bài thuyết trình tuyệt vời:​

Bước 1: Chuẩn bị kỹ lưỡng

Đây là bước quan trọng nhất bởi khi đã trang bị đầy đủ, bạn sẽ bớt lo lắng đi rất nhiều. Điều cần chuẩn bị đầu tiên đó là nội dung bài thuyết trình. Bạn cần xác định xem mình sẽ nói gì, nói như thế nào để truyền đạt được ý tưởng đến người nghe. Sau khi đã có nội dung, bạn cần rà soát lại ít nhất 2 lần và luyện tập thuyết trình.​

Điều cần chuẩn bị thứ hai mà ít người nhắc tới đó là về các thiết bị. Học đại học, hầu hết sinh viên sẽ phải tự chuẩn bị mọi thứ cho bài thuyết trình của mình. Các lớp học thường được trang bị trước máy chiếu và việc của bạn là chủ động kết nối laptop với máy chiếu. Những laptop có cổng HDMI, ví dụ như ASUS Vivobook 14 A415, thường là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của sinh viên bởi sự tiện lợi khi kết nối với máy chiếu và tính gọn nhẹ, dễ dàng mang đi học của chiếc laptop này. Nếu máy tính của bạn không có cổng HDMI, hãy đảm bảo rằng mình đã có dây kết nối nhé. Sắp tới giờ thuyết trình mà thiết bị chưa sẵn sàng thì tâm trí sẽ dễ bị phân tán và lo âu.​

Bước 2: Mở đầu bài thuyết trình

Theo nghiên cứu khoa học, người nghe sẽ bị ấn tượng bởi một bài thuyết trình nào đó chỉ trong vòng 20 giây đầu. Chính vì vậy, bạn cần có một mở đầu ấn tượng, đậm chất riêng của bản thân để người nghe thấy hứng thú hơn.​

Bước 3: Điều khiển bài thuyết trình

Khi thuyết trình, người nghe sẽ rất dễ bị phân tán. Để thu hút sự tập trung của họ, bạn có thể tương tác với họ nhiều hơn bằng các hoạt động ngắn, câu hỏi tương tác,... Bên cạnh đó, âm lượng và sự tự nhiên trong giọng nói cũng chính là mấu chốt trong việc giữ người nghe luôn tập trung đó.​

Bước 4: Kết thúc bài thuyết trình và lắng nghe ý kiến

Kết thúc bài thuyết trình cũng là lúc người nghe chú ý hơn. Vì vậy, bạn cần tóm tắt lại toàn bộ bài thuyết trình của mình bằng các ý chính một cách ngắn gọn cùng thông điệp bạn muốn truyền tải.​

Sau khi kết thúc, những ý kiến đóng góp chính là những bài học quý báu mà bạn cần có để cải thiện trong bài thuyết trình tiếp theo. Vì vậy hãy cởi mở đón nhận và rút kinh nghiệm nhé!​

KỸ NĂNG TỰ HỌC



study-at-home-min-jpg.16477

Khi bước chân vào cánh cửa đại học, tự học là kỹ năng cần chú trọng hơn bao giờ hết. Đại học không giống như Trung học phổ thông, sẽ không có thầy cô nào đốc thúc hay giảng giải chi tiết từng vấn đề cho chúng ta hiểu cặn kẽ mà bản thân mỗi sinh viên cần có sự tự nghiên cứu, tự có ý thức học.​

Tự học là quá trình tự trau dồi kiến thức cho bản thân không chỉ qua sách vở mà còn qua các hoạt động trong đời sống. Tự học giúp nâng cao chuyên môn, tăng hiệu suất công việc, khám phá được năng lực bản thân và đặc biệt giúp ghi nhớ lâu hơn.​

Để rèn luyện kỹ năng tự học, bạn có thể tham khảo cuốn sách “Tôi tự học” của tác giả Nguyễn Duy Cần. Bên cạnh đó, việc tìm cho mình một mentor sẽ giúp cho việc học tập của bạn thêm phần dễ dàng hơn. Hãy nhớ “Học đi đôi với hành” thì mới hiệu quả nha.​

KỸ NĂNG TÌM KIẾM THÔNG TIN



data-search-technology-files-featured-jpg.16479

Như đã đề cập ở trên, đại học là quãng thời gian sinh viên cần chủ động tìm hiểu và học tập. Chính vì vậy, tìm kiếm thông tin là kỹ năng quan trọng mà mỗi sinh viên cần trang bị để tránh thu thập những thông tin không chính thống ảnh hưởng tới chất lượng hay những thông tin gây xao nhãng, tốn thời gian.​

Ngày nay, đa phần mọi người thường tìm kiếm thông tin trên Internet bởi sự tiện lợi cũng như nguồn kiến thức dồi dào của nó. Thế nhưng, để có được thông tin chất lượng hơn, bạn đừng nên bỏ qua những cuốn sách trong thư viện hoặc ở các nhà sách nhé.​

Để tìm kiếm thông tin hiệu quả, hãy xác định mục tiêu của việc tìm kiếm này là gì? Mình cần tìm cái gì để đạt được mục tiêu đó? Sử dụng từ khóa nào để tìm kiếm? Nguồn tin này có uy tín không? Sau khi đã chọn được nguồn tin uy tín, bạn hãy nhớ lưu lại để đến bước chọn lọc kỹ càng hơn.​

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM



jason-goodman-bzqu01v-g54-unsplash-jpg.16480

Ngày nay, không chỉ trong môi trường đại học mà trong môi trường làm việc, hoạt động ngoại khóa,... cũng có các hoạt động làm việc nhóm. Làm việc nhóm là khả năng duy trì sự hợp tác, đóng góp ý kiến tích cực để cùng các thành viên hoàn thành mục tiêu chung.​

Để có thể làm việc nhóm hiệu quả, bạn cần biết lắng nghe người khác, biết sắp xếp các đầu việc để hoàn thành đúng deadline, có trách nhiệm với công việc mình được giao, giúp đỡ các thành viên và đón nhận những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng.​

KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN



green-chameleon-s9cc2skysjm-unsplash-jpg.16481

Học đại học cũng là khoảng thời gian chúng ta bắt đầu suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn cho tương lai. Rất nhiều người cảm thấy lạc lối, sống không có định hướng và mục tiêu khiến cho họ luôn ở trong tình trạng áp lực. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch cho bản thân sẽ giúp mỗi người nhìn rõ hơn hướng đi của bản thân và giúp đạt được các mục tiêu mong muốn.​

Lập kế hoạch cho bản thân là việc thiết lập các mục tiêu ngắn và dài hạn cùng những cách thức đạt được mục tiêu đó, đưa ra những hoạt động cụ thể để thực hiện chúng thường xuyên. Sau đây là 3 bước giúp bạn thiết lập kế hoạch cho bản thân dễ dàng hơn:​
  • Bước 1: Thấu hiểu bản thân​
  • Bước 2: Phân tích tình hình hiện tại​
  • Bước 3: Lên kế hoạch cụ thể, chia nhỏ các mục tiêu thực hiện​

KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN



todolist-herramientas-gestion-de-tareas-jpg.16483

Mỗi người đều có 24h/ngày để sống. Vậy làm thế nào để có thể phân bổ thời gian hợp lý để có thể hoàn thành những công việc một cách năng suất và hiệu quả hơn? Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với những bạn sinh viên vừa có thời gian học tập, vừa có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, vừa có thể đi làm thêm.​

Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và xác định thời gian hoàn thành nó một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Một kế hoạch quản lý thời gian tốt là một bản phân công công việc chi tiết và hợp lý. Đặc​

Dưới đây là các bước giúp bạn biết cách quản lý thời gian của mình:​
  • Bước 1: Liệt kê những công việc cần làm​
  • Bước 2: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên​
  • Bước 3: Lên thời gian cụ thể hoàn thành công việc​

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN



make-money-typing-1-png.16484

Không chỉ trong môi trường đại học mà hầu hết các ngành nghề, công việc đều cần có kỹ năng này. Đặc biệt, sinh viên Việt Nam muốn ra trường cần có chứng chỉ tin học, bao gồm trong đó là kỹ năng soạn thảo văn bản.​

Soạn thảo văn bản là cách bạn thực hiện các thao tác như nhập thông tin, chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần mềm ứng dụng như Microsoft Word. Khi bạn thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian chỉnh sửa, chất lượng công việc của bạn cao hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn,...​

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ



adobestock_139383121-scaled-jpeg.16485

Leon Fester, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ đã từng nói: “10% cuộc sống được tạo nên từ những chuyện xảy ra với bạn, 90% còn lại được quyết định bởi cách bạn phản ứng với những chuyện đó.” Có thể hiểu rằng, các vấn đề xảy ra dù tốt hay xấu thì quan trọng cách chúng ta sẽ giải quyết nó.​

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng tổng hợp của quá trình xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong cuộc sống để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.​

Để có thể đưa ra giải pháp hợp lý, bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:​
  • Bước 1: Phát hiện vấn đề​
  • Bước 2: Xác định nguồn gốc vấn đề và người chịu trách nhiệm chính​
  • Bước 3: Phân tích các khía cạnh của vấn đề​
  • Bước 4: So sánh các giải pháp​
  • Bước 5: Thực thi giải pháp​
  • Bước 6: Theo dõi quá trình, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm​
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment