Tổng hợp công nghệ IOT hot nhất 2017

ZENNY ZENNY
Bài viết: 929 Lượt thích: 371
Internet of Things (IoT) là khái niệm được nhắc nhiều trong vài năm qua, tuy nhiên không phải ai cũng quen thuộc và biết nó là gì. 10 công nghệ dưới đây đang góp phần đưa IoT trở nên quen thuộc hơn với mọi người.

Quản lý năng lượng thông minh

quanlynangluongthongminh.jpg

Quản lý năng lượng là một trong các mục tiêu đầu tiên khi phát triển IoT. Các bộ ổn nhiệt thông minh như Google Nest (ảnh trên), Hive, Tado và Honeywell đang cung cấp các hệ thống cho phép chủ nhà điều chỉnh nhiệt độ và nước nóng ngay từ điện thoại. Một số còn “học” thói quen của người dùng và tự động điều chỉnh phù hợp với sở thích của họ.



Đèn thông minh

denthongminh.jpg

Các hệ thống đèn điện thông minh như Phillips Hue (ảnh trên) cho phép người dùng điều chỉnh màu sắc và độ sáng của đèn trong nhà từ điện thoại. Một số hệ thống đèn khác từ những công ty như LG có thể được lập trình để hoạt động như đồng hồ báo thức, chẳng hạn dần dần sáng lên vào buổi sáng hoặc nhấp nháy khi có cuộc gọi đến.

Đồ gia dụng thông minh

dogiadungthongminh.jpg

Kiểm soát đồ gia dụng trong nhà khi bạn đang ở văn phòng là một lĩnh vực đầy triển vọng của IoT. Chẳng hạn, người dùng lò vi sóng CombiSteam của Electrolux có thể bật lò, điều chỉnh nhiệt độ, thời gian và quan sát thức ăn được nấu chín thông qua một camera ngoại vi. Các món đồ nhỏ hơn như máy pha café Wi-Fi của Smarter lại cho phép bạn pha cafe khi đang ở trên giường.

Bảo mật thông minh

baomatthongminh.jpg

Các thiết bị di động đang được dùng để quản lý danh tính. Goji Smart Lock (ảnh trên) bỏ qua chìa khóa thông thường, cho phép bạn vào nhà bằng cách chạm smartphone hay dây đeo điện tử và gửi tin nhắn khi khóa được kích hoạt. Trong khi đó, vali Bluesmart lại có thể mở bằng điện thoại và tự động khóa khi cảm biến tích hợp bên trong xác định nó không ở gần bạn.

Xe hơi tự hành

xehoituhanh.jpg

IoT không chỉ biến mọi thứ trong nhà trở nên thông minh hơn mà còn cho cả chiếc xe hơi của bạn. Google đã khơi dậy sự quan tâm của công chúng vào xe hơi tự lái khi bắt đầu thử nghiệm phương tiện đặc biệt này tại thung lũng Silicon. Kể từ đó, Mercedes (ảnh trên), Audi và BMW cũng giới thiệu nguyên mẫu xe hơi tự hành, một số được điều khiển bằng smartphone và smartwatch.

Vườn tự chăm sóc

vuontuchamsoc.jpg

Parrot đã gây tiếng vang với Flower Power H20 (ảnh trên), tự động tưới lượng nước chính xác cho cây trong thời điểm thích hợp và đưa ra lời khuyên qua ứng dụng smartphone. Trong khi đó, hệ thống vườn thông minh của Edyn có thể theo dõi điều kiện thời tiết và giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc cây tốt hơn.

Thiết bị theo dõi sức khỏe dạng đeo

thietbitheodoisuckhoe.jpg

Thiết bị dạng đeo thường bị xem là độc lập với IoT nhưng dữ liệu từ chúng lại trả về mạng lưới rộng hơn. Chẳng hạn, các vòng theo dõi việc tập luyện Up của Jawbone (ảnh trên) theo dõi giấc ngủ của người dùng và đặt giờ báo thức trên smartphone vào thời điểm mà nó cho là phù hợp nhất dựa trên chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể.

Máy bay không người lái

maybaykhongnglai.jpg

Máy bay không người lái cũng thường được xếp thành hạng mục riêng nhưng bên cạnh việc là một món đồ chơi thú vị, chúng còn là một phần không thể thiếu của IoT. Tại CES, Intel trình diễn tính năng chống va chạm của máy bay AscTec Firefly với camera Intel Realsense, khẳng định nó có thể nhanh chóng tự điều hướng. Amazon cũng chia sẻ tham vọng sử dụng máy bay không người lái để chuyển phát; một số lại dùng nó để quay video từ trên không.

Cơ sở hạ tầng thông minh

cosohatangthongminh.jpg

Để IoT trở thành hiện thực, sự kết nối phải vượt quá các sản phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày và tích hợp trong môi trường xung quanh. Từ đèn giao thông tự động điều chỉnh thời gian đi/dừng dựa theo mật độ xe cộ đến các bãi đỗ xe giúp tài xế tìm ra chỗ trống qua ứng dụng smartphone (ảnh trên), các thành phố cũng đang thông minh lên từng ngày.

Mạng lưới thông minh hơn, nhanh hơn

mangluoithongminh.jpg

Tất cả những điều trên phụ thuộc vào mạng lưới mà IoT hoạt động. Các khoản đầu tư lớn đang được đổ vào công nghệ mạng như 5G, ZigBee và “white space” (khoảng trắng) nhằm đảm bảo tốc độ đủ nhanh và đủ rẻ để hỗ trợ các thiết bị thông minh. Chỉ khi nào đạt được điều này, IoT mới có thể trở thành sự thực.

Theo ICTnews
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment