21/12/18
38
37
18
26
#1
Thói quen này vẫn đang được lưu truyền từ đời này qua đời khác, ai nấy đều làm theo nhưng... chẳng hiểu rõ ngọn ngành ra sao.

Năm cũ qua đi, năm mới cận kề, rồi chẳng mấy chốc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dành cho các nước châu Á lại tiếp tục kéo về. Những dịp chuyển giao giữa các năm thế này cũng là thời điểm hot cho các tín đồ công nghệ, với hàng loạt mẫu smartphone đua nhau giảm giá, kích cầu mua sắm tưng bừng.

Thế nhưng, bao nhiêu con "dế" qua tay cũng có lẽ là bấy nhiêu lần mỗi người chúng ta cứ nhất mực tuân theo một nghi thức lạ lùng: Phải dùng hết sạch pin có sẵn trong máy khi mở hộp, sau đó mới được phép sạc lên lần đầu tiên và sử dụng tiếp như thường. Tại sao hầu hết mọi người đều truyền miệng nhau thói quen này, và nó có thật sự tỏ ra hữu dụng một cách chính xác? Thật ra, có cả tin vui và tin buồn dành cho bạn đây.

photo-1-15465313628071154480635.jpg

Năm mới còn gì tuyệt bằng "đập hộp" một chiếc iPhone XS nhỉ?
Tin vui: Hành động đó hoàn toàn đúng - còn tin buồn: Nó chỉ đúng cho thời điểm công nghệ pin điện thoại nói chung chưa phát triển như bây giờ, nói cách khác, chỉ áp dụng cho những ngày xưa cũ mà thôi.

Cụ thể, thói quen này được nhắc nhở và tuân theo dựa trên chất liệu thiết kế và cấu thành pin điện thoại thời kỳ trước, vốn chủ yếu làm từ kim loại nickel cadmium (NiCd). Loại pin sạc này đạt tầm phổ biến bậc nhất vào những năm 2000 cho tới vài năm tiếp theo, sử dụng nguyên tố nickel oxide hydroxide và kim loại cadmium làm điện cực trữ năng lượng.

Trong khi đó, trở lại những năm gần đây, pin lithium-ion (Li-ion) mới là ngôi sao sáng tiếp theo được các chuyên gia tin dùng, thay thế hoàn toàn sự hiện diện của pin NiCd trước kia. Chúng có mặt ở gần như toàn bộ các mặt hàng thiết bị điện tử có kèm pin sạc dự trữ năng lượng, có cơ chế tận dụng phản ứng hóa học trong pin để chuyển tiếp dòng điện.

Tại sao không nên làm vậy đối với pin Li-ion trong smartphone ngày nay?

Câu trả lời cho thắc mắc trên cũng gần giống với việc giải thích cách hoạt động riêng rẽ khác nhau giữa 2 loại pin cũ và mới này.

Cụ thể, pin NiCd thời trước thường có đặc tính "ghi nhớ" chu kỳ sạc với mức giới hạn tối đa trước đó để áp dụng cho những lần sau. Vì thế, thế hệ bố mẹ ông bà ta luôn dạy phải dùng pin xuống mức yếu, rồi chờ sạc đến khi nào đầy mới được rút dây là do vậy. Làm như thế, pin NiCd sẽ luôn nhận biết mức pin tối đa được sạc lên lần trước đạt tầm xung quanh 100% để "nhớ" cho giới hạn lần tiếp, giảm thiểu khả năng chai pin (dù tuổi thọ pin NiCd khá thấp vì trình độ công nghệ chưa tối ưu, vẫn sẽ giảm đáng kể trong tương lai gần). Điều này cần lặp lại trong suốt quá trình dùng thiết bị chứ không chỉ lần đầu tiên sau khi mua máy mới và mở hộp.

photo-1-1546531578938715435786.jpg

Các dòng máy điện thoại di động cổ điển ngày trước thường dùng pin NiCd
Trong khi đó, pin Li-ion ngày nay lại ưa thích cơ chế sạc ngắt quãng ngắn, tương tự như việc chạy tiếp sức rồi nghỉ giải lao giữa hiệp liên tục vậy. Thậm chí, cách thức dùng pin kiệt quệ tận cùng rồi sạc một mạch lên 100% còn rất có hại đối với pin Li-ion, vì nó đi ngược với mục đích loại pin này được làm ra.


photo-1-1546531625413889030242.jpeg
Ngày nay, dù là pin nguyên khối cố định trong máy hay pin rời, cũng hầu như đều là Li-ion.
Một vài ghi nhớ và khuyến cáo về điều kiện lý tưởng áp dụng khi dùng pin Li-ion như sau:

- Có thể cắm và rút sạc bất kể lúc nào, bất kể thời điểm dung lượng pin cao hay thấp.
- Ưa thích những quãng sạc ngắn, đạt thêm dung lượng khoảng 30-40%, sau đó rút sạc rồi sử dụng tiếp và lặp lại.
- Hạn chế hết sức có thể trường hợp pin xuống thấp hơn 20%; hạn chế cắm sạc quá lâu liên tục vì điều đó không lý tưởng và cần thiết (xem lại quy tắc sạc quãng ngắn).

Và cuối cùng: Loại bỏ ngay thói quen dùng sạch pin sau khi mở hộp smartphone vừa mua rồi mới được sạc lần đầu nhé!

Nguồn: theo trí thức trẻ






 

Facebook Comment