PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC HIỆU QUẢ AI CŨNG NÊN BIẾT

Nhật Mai Đoàn Nhật Mai Đoàn
Bài viết: 80 Lượt thích: 6
“Không có cái dốt nát nào nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết.” Đó là những lời nói đanh thép được trích từ cuốn “Tôi tự học” của tác giả Nguyễn Duy Cần. Đây là cuốn sách “gối đầu giường” của mình và nó đã góp phần giúp mình giành được học bổng trong quãng thời gian là sinh viên. Hãy cùng tìm hiểu xem những phương pháp tự học ấy là gì nhé!
NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH

self-study-png.16677

  • Học vấn và thời gian: Thời này, sự học ngày càng tăng nhưng thời gian của con người càng thu hẹp. Đó là do một phần chúng ta không biết sắp xếp thời gian để hoàn thành những công việc quan trọng đúng hạn. Để biết rõ hơn về các cách quản lý thời gian, bạn có thể tham khảo bài viết của mình tại đây nhé!
  • Cái học về bề rộng và cái học về bề sâu: học sâu hay học rộng đều có cái hay, cái dở của nó. Vì vậy, cần phải có một cái học tổng quát để phụng sự cho ngành chuyên môn của mình.
  • Cố gắng: Điều kiện đầu tiên của sự tiến bộ tinh thần. Một cố gắng dù nhỏ bậc nào cũng là điều kiện cần thiết để tinh thần trí não ta tiến bộ. Đừng bao giờ bỏ cuộc nhé!
  • Cố gắng mà được bền bỉ là nhờ có sự hứng thú làm hậu thuẫn: Lòng ham muốn chính là cách gây hứng thú để có được sự cố gắng bền bỉ. Bởi vậy, tìm được hứng thú cho sự học là điều kiện đầu tiên và cần thiết để duy trì sự cố gắng được lâu bền và có đường lối.
  • Biết tổ chức sự hiểu biết của mình: Không chỉ học mà bạn cần phải “tiêu hóa” sự học của mình nữa. Mình áp dụng điều này bằng cách đi làm thêm, tham gia vào những công việc sử dụng kiến thức mà mình đang học.
  • Óc phê bình: Trong quãng thời gian học đại học, mình luôn được các thầy cô nhắc nhở đó là “Đừng tin 100% vào những kiến thức các thầy cô trao cho các em. Cần biết hoài nghi, tìm tòi và đánh giá những kiến thức đó”.
  • Biết mình: Theo cụ Nguyễn Duy Cần, “biết mình” là cái học đầu tiên của người trí thức. Cái học cần thiết cho con người là cái học về bản thân.
  • Học để thành công trong con đường xử thế: Học ở đây để tôn trọng nhân phẩm người khác, nâng cao tính công bằng và lòng nhân đạo của mình. Điều này mình thấy cực kỳ đúng khi làm việc nhóm.
  • Óc tinh nhuệ: Điều này có thể thấy rõ nhất trong việc giao tiếp với mọi người. Khi giao thiệp với mọi người, mình thường để ý những lời nói, cử chỉ, ánh mắt của họ để hiểu họ hơn.
  • Biết tuyển chọn: Ngày nay khi kiến thức có ở muôn nơi, chúng ta thường bị ngợp bởi những kiến thức tràn lan trên mạng. Vì vậy, khi phải nghiên cứu thì mình có 2 cách để chọn lọc thông tin. Thứ nhất là lượm lặt tinh hoa của bất kỳ cuốn sách nào và thứ hai là chọn trước một đầu đề rồi làm trung tâm nghiên cứu, tuyển chọn những gì liên mật thiết đến nó.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN TIỆN CHO SỰ TỰ HỌC

gettyimages-1072206958_2-jpg.16671

  • Thời gian: đây là điều kiện đầu tiên để có thể xây đắp nền học vấn vững vàng cho mỗi người. Học chấp thời gian ta sẽ không có chiều sâu.
  • Tinh thần thoải mái: để có được điều này, mọi người cần học cách từ chối - từ chối làm những việc khiến chúng ta bứt rứt, không thể thoải mái học tập.
  • Sự tập trung: làm bất cứ việc gì thì chuyên tâm chú ý, tập trung tinh thần là bí quyết của thành công.
  • Óc nhân quả: điều này mình thấy các bạn của mình áp dụng rất nhiều. Có nghĩa là mỗi khi có hiện tượng gì mới, các bạn mình thường đặt rất nhiều câu hỏi “Tại sao?” và đòi hỏi phải có bằng chứng. Điều này sẽ giúp cho mình mở rộng tư duy và có cái nhìn rộng hơn từ thế giới quan của mỗi người.
  • Óc tán thưởng: mình cần đặt vấn đề, đặt những câu hỏi để tiên đoán những gì mình sắp đọc, sắp nghe. Điều này sẽ giúp kích thích óc tò mò và khiến mình nhớ lâu hơn, làm giàu óc sáng kiến rất nhiều. Hãy thử cách này nhé, chắc chắn nó sẽ đem lại kết quả mà bạn không thể ngờ.
MỘT VÀI NGUYÊN TẮC TỰ HỌC


1516408765754-jpeg.16672


1. Đi từ cái dễ đến cái khó và phải tin tưởng ở sự thành công. Bạn không nên đặt cho mình mục tiêu quá cao, quá khả năng thực hiện của bản thân bởi sự thất bại sẽ giết mất lòng tự tin và làm tê liệt sự cố gắng của mình. Vì vậy, cứ bắt đầu từ những mục tiêu thấp hơn và tin rằng “thiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn lâu ngày” bạn nhé!

2. Phải học đều, không nên gián đoạn. Dù có hứng hay không có hứng, mình luôn đặt mục tiêu là mỗi ngày đều phải học, có như vậy mới hình thành được thói quen tự học.

3. Không bao giờ đốt cháy giai đoạn. Mọi người nên học nắm vững nền tảng rồi mới học nâng cao dần. Điều này áp dụng rất đúng đối với những ai học ngôn ngữ.

4. Biết lựa chọn. Hãy chọn những công việc, môn học phù hợp khả năng của mình. Và sau khi lựa chọn, hãy can đảm mà thực hiện nó nhé.

5. Biết quý thời gian làm việc của mình và đặt cho nó thành một kỷ luật. Tất cả những điều làm phiền nhiễu việc học tập, làm việc của mình thì nên loại bỏ nó.

6. Khi học vấn đề gì thì hãy cố hoàn thiện nó trong một lần, đừng để làm lại lần hai. Chesterfield từng nói: “Chỉ nên làm một việc thôi và đừng bao giờ để qua ngày mai việc gì ta có thể làm ngay bây giờ.”

7. Có sức khỏe dồi dào. Đây là điều đương nhiên bởi vì không ai ốm đau bệnh tật mà học hành có hiệu quả được, đúng không? Vì vậy, dù học tập, làm việc vất vả thế nào hãy dành chút thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân để cuộc sống “healthy & balance” nhé!

Trên đây là những phương pháp đã giúp mình thay đổi tư duy để học tập và làm việc hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây và mong những phương pháp mình chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn nhé!
 
Last edited:

Facebook Comment