Điểm qua cấu hình của em nó nhé:
- CPU: Intel Core I7 9750H (6 nhân 12 luồng, xung cơ bản 2.6GHz boost lên 4.5GHz, 12MB cache)
- GPU: Intel UHD Graphics 630/NVIDIA GeForce® RTX 2060 6GB GDDR6
- RAM: 16GB DDR4 bus 2666MHz
- Ổ cứng: SSD Nvme 1TB PCle 3x4
- Màn hình: 15,6 inch, 4K UHD (3840x2160), IPS, 100% Adobe RGB, Delta E <1.5, 97% DCI-P3
- Âm thanh: loa Sonic Master
- Pin: 4 cells 76Whrs
- Cổng kết nối: usb 3.1 gen 2 type C, usb 3.1 gen 1 type A, 2 usb 3.1 gen 2 type A, HDMI, LAN RJ45, Jack âm thanh 3,5mm, Jack mic 3,5mm
- Kích thước và cân nặng: 36 x 25,2 x 1,89 (cm)/ 1,98 (kg)
THIẾT KẾ
Đây là dòng laptop dành cho dân đồ họa, sáng tạo nội dung, nên sẽ không tránh khỏi thiết kế to nạc, dày. Nhưng Asus cũng đã tinh chỉnh và căt xẻ 1 vài chi tiết để giúp cho máy sang trọng và nhìn gọn hơn. Phần cạnh màn hình tuy chỉ khắc cắt kim cương nhẹ nhưng 1 phần giúp máy có chút bóng bẩy ở 1 vài góc nhìn. Nhìn thoáng qua thì thiết kế sẽ giống zephyrus M. Tuy là laptop workstation nhưng máy chỉ nặng 2kg, cũng khá linh hoạt và dễ mang vác.
MÀN HÌNH
Màn hình sẽ là điểm quan trọng trọng đối với dòng laptop ProArt của Asus. Màn hình độ phân giải lên đến 4k, chắc chắn là phải được trang bị tấm nền IPS, độ bao phủ màu lên đến 100% Adobe RGB và đặc biệt là độ sai lệch màu sắc Delta E dưới 1,5. Màn hình này đối với dân chuyên nghiệp là quá phù hợp để có thể thực hiện hầu hết các tác vụ về đồ họa hiện giờ, quá phù hợp cho công việc sáng tạo. Màn hình hiển thị chiếm 82% tỉ lệ màn hình trên thân máy, giúp các nhà làm công việc sáng tạo tập trung hoàn toàn vào hiển thị và làm việc tốt nhất.
BÀN PHÍM VÀ TOUCHPAD
Bàn phím Asus ProArt StudioBook 15 cho chất lượng gõ tốt, hành trình phím sâu, và layout cũng hợp lý, rất dễ làm quen, đương nhiên là có trang bị đèn nền hỗ trợ làm việc trong môi trường thiếu sáng. Touchpad không to lắm nhưng cũng đủ để thực hiện các tác vụ cơ bản khi cần thiết và đủ để thực hiện các thao tác nhiều ngón tay của Windows. Đa số người làm về sáng tạo nội dung sẽ sử dụng chuột ngoài hoặc bảng vẽ chuyên dụng để hỗ trợ tốt nhất trong tác vụ đồ họa nên touchpad vậy là đủ dùng.
CẤU HÌNH VÀ THỜI LƯỢNG PIN
Được trang bị CPU Intel CoreI7 9750H cùng card RTX2060 được cài driver Nvidia Studio thì mọi tác vụ đồ họa và tác vụ giải trí hoàn toàn dễ dàng được xử lý bởi em ProArt StudioBook 15 này. Về khả năng đáp ứng thì em này thoải mái đáp ứng mọi nhu cầu, mượt mà, và ổ cứng SSD PCle 3x4 1TB sẽ giúp các tác vụ ấy nhanh chóng hơn. Bộ “lòng” của H500 được tản nhiệt bằng 6 ống đồng cùng 2 quạt tản 12v, thật sự là 1 hệ thống tản nhiệt to nạc, cho khả năng tản nhiệt cực tốt, tăng hiệu quả làm việc, đặc biệt là hoạt động liên tục trong 1 thời gian dài.
CỔNG KẾT NỐI VÀ HỆ THỐNG LOA
Một chiếc máy Workstation to dày thì ko thể thiếu các cổng kết nối chứ nhỉ. Được trang bị đầy đủ usb 3.1 gen 2 type C có DisplayPort, usb 3.1 gen 1 type A, 2 usb 3.1 gen 2 type A, HDMI, LAN RJ45, Jack âm thanh 3,5mm, Jack mic 3,5mm.
Với mức giá 53tr990 thì mình thấy H500 khá phù hợp làm 1 chiếc máy Workstation vì khả năng làm việc trong thời gian dài, cấu hình và màn hình quá đầy đủ cho người dùng sáng tạo nội dung, đúng với cái tên máy là ProArt Studiobook
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- Top 4 Laptop AI Phiên Bản Giới Hạn Độc Quyền Tại ASUS Store Năm 2025
- Top 4 laptop mỏng nhẹ dưới 1.5kg cao cấp 2025
- Đâu là laptop ASUS 16 inch 2025 giá tốt và đáng mua? Gợi ý 5 sản phẩm phù hợp phân khúc sinh viên
- Laptop 16 inch nhưng chỉ 1,5 kg đổ lại - có nên mua?
- Phân Biệt ASUS Zenbook, Vivobook & Expertbook Các Dòng Laptop ASUS Tốt Nhất Hiện Nay, và Dành cho Ai ?