Những Trào lưu công nghệ RẤT HOT trên laptop bị "khai tử"

Nguyễn Hoàng Linh Nguyễn Hoàng Linh
Bài viết: 185 Lượt thích: 160
Công nghệ luôn có xu hướng thay đổi chóng mặt theo thời gian. Chính vì vậy, rất nhiều những sản phẩm công nghệ được sinh ra trở thành một hiện tượng rất HOT, để rồi lại bị lãng quên một cách "phũ phàng" bởi giới đam mê công nghệ, gây tốn kém hết bao nhiêu tiền của từ những hãng sản xuất OEM. Hôm nay chúng ta sẽ điểm qua những xu hướng công nghệ, được cho là "đình đám" "có 1-0-2" "đi trước thời đại" nhưng lại không được cộng đồng hưởng ứng.

1. Laptop màn hình cong:



Laptop màn hình cong được cho là một trong những xu thế của laptop trong tương lai. Khi mà các sản phẩm điện tử hiện hữu ngày nay như điện thoại, tivi, màn hình máy tính để bàn... đều có một thời gian chuộng kiểu thiết kế màn hình cong. Về mặt lý thuyết, màn hình cong giúp cho người dùng có thể bao quát được hình ảnh trên hiển thị một cách tự nhiên, do độ cong của màn hình trải đều theo tầm mắt của người dùng - từ đó tạo được trải nghiệm đã mắt, đắm chìm hơn khi chúng ta thưởng thức những tựa game hay những bộ phim giải trí bom tấn.

8c59cc1abd53c5e7b1a53e0ae44fb6ef-jpg.11834

Acer Predator 21 trình làng năm 2017 sở hữu một chiếc màn hình cong 21" khổng lồ.

Tuy nhiên, không phải màn hình cong cũng có thể áp dụng được ở bất cứ đâu. Với màn hình có kích thước dưới 27". Độ cong của màn hình thực sự không tạo nên nhiều sự khác biệt lên các thiết bị có màn hình nhỏ. Việc làm một chiếc laptop có màn hình cong: khiến cho giá bán của sản phẩm trở nên đắt đỏ, cũng như độ dày của máy tăng lên một cách rõ rệt khi chúng ta so sánh với những mẫu laptop có màn hình phẳng. Cho đến năm 2020, các nhà sản xuất tiếp tục theo đuổi về tần số quét, độ phân giải và chất lượng hiển thị màu sắc của màn hình.... biến xu thế làm laptop màn hình cong trở thành thứ trào lưu dĩ vãng.

2. Biến điện thoại thành máy tính cá nhân:



Những hãng công nghệ như Nokia và Samsung đã từng khiến giới công nghệ phải trầm trồ, khi các dòng Smartphone của họ có thể gắn vào một chiếc dock, kết nối với các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, và màn hình rời để trở thành một chiếc máy tính "để bàn" thực thụ. Một số hãng công nghệ như Razer còn tìm cách tạo ra một bộ "khung" để người dùng gắn điện thoại vào, biến thành một chiếc laptop rất là tiện dụng.

download-jpg.11835

Concept Project Razer Linda - sử dụng điện thoại Razer Phone làm laptop.

Tuy nhiên, công nghệ này lại bị gặp rất nhiều hạn chế. Các thứ phụ kiện đi kèm như Dock, đầu chuyển kết nối, để cắm ra phím chuột, hay là bộ "khung" laptop của Razer đều có mức giá không hề rẻ. Với mức tiền đó chúng ta hoàn toàn có thể đầu tư một chiếc máy tính thực thụ để sử dụng, thay vì mua một chiếc điện thoại và cả mớ phụ kiện đắt tiền - vốn chỉ có thể sử dụng với thiết bị đó - mà không có tính sử dụng lâu dài. Sau một khoảng thời gian thì giới công nghệ đã không còn mặn mà gì với những ý tưởng như thế này.

3. Laptop "siêu siêu" mỏng:



Khoảng từ năm 2016-2017 chúng ta có trào lưu thi nhau làm laptop siêu mỏng của những ông lớn như ASUS, Acer, HP... Mở đầu bởi ASUS với chiếc laptop với độ dày chỉ 12,3mm, tiếp đến là HP Spectre 13 với độ dày chỉ 10.4mm. Và kỷ lục thế giới hiện tại là chiếc ACER SWIFT 7 (2018) với độ dày chỉ 8.98mm (chỉ vừa đủ chỗ để chúng ta đặt cổng kết nối như USB Type-C). Với những chiếc laptop siêu mỏng cánh như vậy, chúng ta có thể thuận tiện sử dụng máy và cầm theo không khác gì một cuốn sổ mỏng nhẹ.

vlad-savov08-30_1658da-0-0-jpg.11837

Acer Swift 7 (2018) - độ mỏng chỉ 8,98mm.

Nhưng việc làm laptop quá mỏng lại dẫn đến những phiền hà không đáng có. Trải nghiệm gõ phím của những dòng laptop siêu mỏng này rất tệ do phím bấm được làm quá nông. Độ chắc chắn của những dòng laptop này không thể bằng với những chiếc laptop bình thường do NSX phải hy sinh để làm thiết kế mỏng nhẹ. Tản nhiệt, hiệu năng, thời lượng Pin... đều bị ảnh hưởng một cách rõ rệt trên những mẫu laptop siêu mỏng này. Và điều cuối cùng là những mẫu laptop "siêu siêu mỏng" có giá rất là đắt (từ 30-hơn 40 triệu đồng), và nhiều người cho rằng yếu tố siêu mỏng không thực sự đáng để chúng ta bỏ ra một số tiền lớn như vậy. Chính vì thế, cho đến năm 2020 chúng ta không thực sự còn được thấy các nhà sản xuất theo đuổi thiết kế này.

4. Laptop không sử dụng bàn phím vật lý



Bạn cứ thử tưởng tượng: sử dụng một chiếc laptop siêu hiện đại, không hề có phím bấm như được bước ra từ bộ phim viễn tưởng nào đó thì sẽ thấy thế nào? Với tất cả những khoảng không gian được sử dụng để làm màn hình, người dùng có thể nhìn thấy nhiều hơn & thao tác nhiều hơn so với một chiếc laptop truyền thống. Nhưng đó là những gì chúng ta thấy được trong phim, còn ở ngoài đời, việc sử dụng một chiếc laptop không có bàn phím vật lý lại gây hết sức khó chịu.
acer_iconia6120_dualscreen_touchbook_now_available_for_preorder_1.jpg

Acer Iconia 6120.

Bàn phím vật lý là thứ không thể thiếu trên những mẫu laptop ngày nay. Việc gõ phím trên một cái bàn phím vật lý vẫn đem lại cảm giác thoải mái, chính xác và dễ sử dụng hơn là chúng ta bấm ngón tay lên một miếng kính cứng. Hãng Acer đã thực sự đi trước thời đại với mẫu laptop hai màn hình Iconia 6120 được giới thiệu vào năm 2011. Nhưng đáng tiếc là việc trang bị hai màn hình thôi vẫn chưa thể tạo được sự hấp dẫn với người tiêu dùng để Acer thực sự đem đến một sản phẩm thương mại tới tay công chúng. Phải mãi đến 2019 chúng ta mới được thấy một sản phẩm laptop thương mại có hai màn hình đến từ thương hiệu ASUS.

ZenBook-Pro-Duo_UX581_Video-Editing.jpg?fit=800%2C531&ssl=1

ZenBook Pro Duo.

Nhưng tránh đi vào vết xe đổ của Acer, ASUS họ đã lựa chọn một hướng tiếp cận an toàn hơn là: giữ phần bàn phím vật lý, và tích hợp màn hình phụ để hỗ trợ người dùng sử dụng song song với màn hình chính. Hướng đi này được rất nhiều người hưởng ứng, vì đây là cách làm giữ được sự sáng tạo cũng như sự thực tế trong quá trình sử dụng, giúp cho việc laptop 2 màn hình ngày trở nên phổ biến hơn.

Nguyễn Hoàng Linh.
 
Last edited:

Facebook Comment