Những hiểu lầm tai hại về Windows "bản quyền"

Nguyễn Hoàng Linh Nguyễn Hoàng Linh
Bài viết: 185 Lượt thích: 160
Hệ điều hành Windows 10 không còn gì quá lạ lẫm đối với người sử dụng máy tính, vì đây là một trong những hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Khác với những hệ điều hành cài đặt sẵn như Android, iOS hay phần mềm mã nguồn mở như Linux, Windows 10 là phần mềm yêu cầu người dùng phải trả phí để có quyền được sử dụng. Không phải ai trong số chúng ta cũng muốn bỏ tiền để được sử dụng Windows, cho nên rất nhiều thủ thuật được viết ra để có thể giúp cho Windows 10 được "bản quyền". Điều này gây ra những hiểu lầm tai tại về thế nào là Windows 10 bản quyền.

96047617_852746821894435_8561248956401582080_n-jpg.10275

Đĩa Windows 10 bản quyền được phân phối dưới dạng FPP.

Vậy thế nào là Windows 10 được cấp phép sử dụng bản quyền?


screenshot-841-png.10276

  • Windows được mua từ kênh bán lẻ chính hãng tại Việt Nam (FPT, Phong Vũ, Phúc Anh, PACISOFT...)
  • Windows được OEM cài đặt sẵn trong máy tính (máy đồng bộ, xách tay hoặc tablet) mua tại cửa hàng chính hãng.
  • Windows được Microsoft hỗ trợ cấp cho các tổ chức phi lợi nhuận (trường học, bênh viện, tổ chức nhân đạo...).
  • Windows được doanh nghiệp, công ty cấp cho nhân viên thông qua hình thức mua số lượng lớn.
*Mua bán Windows & các phần mềm từ kênh bán lẻ chính hãng sẽ có hóa đơn đỏ.

Windows được phân phối qua những hình thức nào?


  • Key OEM: Dành cho nhà lắp ráp máy tính, sản xuất tích hợp vào thiết bị, và máy mới mua (khi mua kèm PC tại đại lý có phân phối key OEM). Key dùng 1 lần / 1 sản phẩm, không cho phép chuyển từ máy A sang máy B khi máy A không có dùng.
  • ESD (Electronic software delivery/download): Giao qua hình thức gửi email. Khách hàng chỉ cần thanh toán và nhận license ngay lập tức thông qua Email.
  • FPP (Đóng gói dạng hộp): Có thể chuyển từ máy A sang B khi máy A không còn sử dụng. Khách hàng đặt mua sẽ nhận hàng trong vòng 24-72H.
  • GGWA, Open License/ Software Assurance (còn Gọi là OLP): Volume license được cấp phép theo số lượng lớn, mua tối thiếu 5 license. Chỉ dành cho KH doanh nghiệp, mua và giao hàng trong 24-48h. Bắt buộc phải ký hợp đồng mua bán.

Vậy hình thức kích hoạt nào vi phạm EULA Microsoft?


  • Sử dụng phần mềm Crack (VD: Windows 10 toolkit, KMSpico...): đây là cách đem đến nhiều rủi ro nhất cho máy tính. Đa số các phần mềm Crack lợi dụng lỗ hông KMS (Key Management Service) & can thiệp sâu vào Windows. Kẻ xấu có thể sử dụng những phần mềm Crack này để đưa mã độc vào trong máy tính, gây ảnh hưởng tới hiệu năng & độ bảo mật của hệ thống.
  • Nâng cấp từ hệ điều hành cũ không có bản quyền.
  • Sử dụng 1 Key Windows bản quyền cho nhiều thiết bị (bao gồm cả máy ảo).
  • Sử dụng phần mềm kích hoạt bản quyền kỹ thuật số (Digital licence): Windows không hề miễn phí, kích hoạt bản quyền kỹ thuật số cũng chỉ là một hình thức lợi dụng một tài khoản / Key Windows có sẵn nhằm giúp kích hoạt Windows trên máy.
  • Sử dụng key OEM không rõ nguồn gốc: Key OEM có giá rất rẻ (chỉ bằng 1/10) và mục đích của loại Key này là dành cho các OEM (ASUS, Acer, Dell, HP...) hay cửa hàng Retail (FPT, Thế giới di động... ) có thể cài đặt Windows bản quyền lên máy tính. Việc cài đặt và kích hoạt phải thông qua OEM preinstall kit (bộ cài đặt dành cho OEM) để có thể cài đặt chính xác Driver từ nhà sản xuất, Logo nhà sản xuất có trong Windows, hình nền theo máy... Và bản quyền sẽ được liên kết với bo mạch chủ của sản phẩm. Bạn có thể liên hệ Microsoft / OEM sản xuất để kích hoạt lại Windows trên máy tính - nếu như máy bạn cần nâng cấp hoặc sửa chữa thay thế phần cứng trên máy tính.
*Đa phần các trang bán Key không rõ nguồn gốc sử dụng Key VL, key này không nên mua.

how-to-remove-activate-windows-10-watermark-2019-1-jpg.10274

Bạn có thể "kích hoạt" Windows, nhưng không có nghĩa là bạn có thể tránh khỏi những rắc rối về mặt Pháp lý.

Bạn có cần quan tâm về vấn đề này không?


  • Nếu bạn là học sinh, sinh viên, người sử dụng máy tính với nhu cầu cá nhân tại Việt Nam: Không. Microsoft không thể nào quản lý được chặt chẽ hết từng người một trong vấn đề sử dụng Windows 10 bản quyền tại Việt Nam. Cho nên những hình thức trên dù vi phạm EULA nhưng vẫn có thể giúp các bạn sử dụng máy tính Windows 10 có kích hoạt một cách bình thường & tiết kiệm một khoản lớn chi phí. Nhưng mỗi người dùng cần tự đề cao nhận thức để tránh những vấn đề không đáng có.
  • Nếu bạn là du học sinh nước ngoài, chủ doanh nghiệp đang có sử dụng phần mềm Microsoft để kinh doanh thương mại: Microsoft và cơ quan pháp luật nước sở tại hoàn toàn có thể xử phạt dựa trên độ nghiêm trọng của việc sử dụng Windows 10 "không có bản quyền". Tại Việt Nam, cơ quan pháp luật nhà nước khuyến cáo: sử dụng phầm mềm không bản quyền phục vụ cho các mục đích thu lợi nhận là vi phạm vào quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi sử dụng trái phép phần mềm có bản quyền có thể bị truy tố hình sự theo Luật Hình sự sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
Nguyễn Hoàng Linh
 
Last edited:

Facebook Comment