Những cú “vồ ếch” đầy tủi hổ trong làng smartphone năm 2019

Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
Nhìn chung, 2019 là một năm khá tốt đối với ngành công nghiệp smartphone. Tuy nhiên, với số lượng nhà sản xuất, thiết bị, và công nghệ mới quá nhiều, tất cả đều nhảy vào cuộc đua nhằm chiếm lấy vị trí số 1, thì hiển nhiên sẽ luôn có những kẻ vấp ngã trong nuối tiếc. Dưới đây là tổng hợp từ trang PhoneArena.
Nokia 9 PureView

Một thiết bị thu hút rất nhiều sự chú ý, và độ nóng của nó tăng lên đáng kể sau mỗi lần rò rỉ. Với tổng cộng 5 camera sau được bố trí theo cách chẳng ai nghĩ đến, chiếc PureView này lẽ ra phải là một cameraphone tuyệt vời. Nokia cũng nổ tung trời về những khả năng của nó khi giới thiệu trên sân khấu. Máy sử dụng 5 cảm biến 12MP hoạt động cùng lúc khi bạn nhấn nút chụp, sau đó một vi xử lý hình ảnh riêng sẽ ghép các bức ảnh lại với nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng với chi tiết và độ sáng hoàn hảo.
nokia-9-pureview-ra-mat-1-jpg.9231

Tuy nhiên, chỉ khi sử dụng qua Nokia 9 PureView, bạn mới nhận ra trải nghiệm thực sự không tuyệt vời đến vậy. Đầu tiên, ứng dụng camera của máy chậm như rùa, bạn sẽ phải kiên nhẫn một chút để ảnh được xử lý sau khi chụp. Tiếp theo, đôi lúc quá trình ghép ảnh sẽ gặp vấn đề, cho ra những bức ảnh với các chi tiết móp méo hoặc nằm sai vị trí một cách khó hiểu. Cuối cùng, giả sử quá trình chụp và xử lý diễn ra suôn sẻ, thì ảnh của Nokia 9 PureView lại không đẹp hơn hay khác biệt đáng kể so với bất kỳ những chiếc flagship nào khác. Đặc biệt khi chụp đêm, "siêu phẩm" gây ám ảnh của Nokia thậm chí còn bị các đối thủ hạ đo ván về chất lượng ảnh.
Cảm biến vân tay siêu âm của Samsung

Thế hệ cảm biến vân tay dưới màn hình đầu tiên ra mắt năm 2018 thuộc loại "quang học" - cảm biến được đặt dưới mặt kính, và mỗi khi người dùng đặt ngón tay lên đó, một phần nhỏ của màn hình sẽ phát sáng để cho phép cảm biến "thấy" và đọc đường vân. Loại cảm biến này hiện vẫn được nhiều hãng sử dụng và tỏ ra khá tốt xét về tốc độ lẫn độ chính xác.
s10-ultra-sonic-finger-print-sensor-jpg.9232
Tuy nhiên, Samsung lại chọn một con đường khác, cũng là lý do tại sao họ có phần chậm chân trong bữa tiệc cảm biến vân tay dưới màn hình. Công nghệ của Samsung là cảm biến vân tay siêu âm, sử dụng một tập hợp phức tạp các linh kiện để gửi đi một xung sóng âm đập vào ngón tay bạn và dội ngược lại, tạo ra một tấm bản đồ vân tay 3D và đọc nó. Công nghệ này được cho là bảo mật hơn công nghệ quang học, có thể hoạt động dù cho ngón tay bị ướt, nhờn, hay dính bẩn. Tuy nhiên trong thực tế, cảm biến vân tay siêu âm trên Galaxy S10 và Galaxy Note 10 lại mang đến một sự thất vọng nhẹ. Nó thường không quét được trong lần đầu tiên và phải mất một chút thời gian (khá lâu!) mới thực sự nhận dạng được vân tay. Hi vọng thế hệ 2 của công nghệ này, ra mắt trong năm 2020, sẽ cải thiện được những thiếu sót trên. Còn ở thời điểm hiện tại, cảm biến vân tay siêu âm thực sự là một nỗi thất vọng.
Điều hướng không chạm

Cả LG và Google đều thử nghiệm công nghệ cử chỉ không khí trong năm 2019. Camera trước (Z Camera) của LG G8 được dùng để nhận biết bàn tay người dùng khi nó đang lơ lửng phía trên màn hình. Từ đó, bạn có thể vung tay sang trái hoặc phải để khởi động các ứng dụng hoặc điều khiển nhạc, hoặc làm động tác giống như vặn núm cửa để điều khiển âm lượng. Nghe như một tính năng rất hay ho khi tay bị ướt hoặc đang nấu ăn chẳng hạn. Nhưng tính năng Air Motion của G8 hiếm khi hoạt động khi bạn muốn – lúc được, lúc không, đa phần là…không.
lg-g8-air-motion-music-100795448-large-jpg.9238

Tiếp đó là Google Pixel 4, chiếc điện thoại có phần viền trên màn hình dày cộm để chứa một con chip radar bé xíu, dùng vào việc phát hiện chuyển động bàn tay diễn ra xung quanh điện thoại. Đây là kết quả của Dự án Soli do Google phát triển – một nỗ lực dài hơi nhằm phát triển giao diện tương tác không chạm. Thế nhưng, thứ chúng ta có được trên Pixel 4 lại khác xa với những hứa hẹn ban đầu của Soli. Về cơ bản, radar trên Pixel 4 giúp bạn chuyển bài hát và từ chối cuộc gọi bằng cách vẫy tay trước màn hình. Nó còn giúp quá trình quét khuôn mặt diễn ra nhanh hơn vì radar sẽ phát hiện ra khi nào bạn sắp sửa nhấc điện thoại lên.
Thành viên "danh dự" trong danh sách: Google Stadia

Dù không hẳn là một thứ liên quan đến smartphone, nhưng một nửa trong số những điều hấp dẫn của Stadia chính là khả năng cho phép người dùng chơi các tựa game AAA trên điện thoại. Trong tương lai thôi, bởi hầu hết chúng ta chưa thể làm điều đó ở thời điểm này. Stadia không chỉ giới hạn trên các điện thoại Pixel, mà chất lượng của nó cũng không cao. Google quả quyết rằng bạn sẽ không phải lo lắng chút nào về vấn đề độ trễ tại buổi ra mắt Stadia. Tuy nhiên, nhiều người đặt trước gói Founder lại khẳng định điều ngược lại – một số cho biết độ trễ khi dùng tay cầm điều khiển đôi lúc lên đến…4 giây (chứ không phải milli-giây đâu!). Vậy nên có thể nói rằng Stadia không hẳn là một thành công vang dội.
google-stadia-failed-jpg.9239

Ngoài độ trễ, Stadia còn vướng phải nhiều tranh cãi xoay quanh chất lượng hình ảnh – người dùng được hứa hẹn độ phân giải 4K, nhưng trong một số game, độ phân giải thực chất chỉ là 1080p được upscale – và mô hình giá bán kỳ quặc, yêu cầu bạn phải mua các tựa game dành riêng cho Stadia. Rốt cuộc, thứ chúng ta có được là một sản phẩm rất nửa vời. Google muốn tự tin vào tương lai của Stadia, nhưng các khách hàng của họ chắc chắn không thể.
Tương lai màn hình gập

Mới đầu năm 2019, đã có không chỉ một mà đến hai công ty lớn tiết lộ những chiếc điện thoại màn hình gập họ đang phát triển. Đó là Samsung Galaxy Fold và Huawei Mate X. Cả hai đều khiến các fan công nghệ đứng ngồi không yên, chờ đợi mòn mỏi đến ngày ra mắt. Và đó là lúc sự thất vọng xuất hiện. Khi Samsung chuẩn bị chuyển Galaxy Fold đến tay người dùng, một loạt các vấn đề lớn về cấu trúc máy bị phát hiện. Một số ít máy được gửi đến các reviewer và những người có tiếng tăm để đánh giá và quảng bá, nhưng chưa dùng được bao lâu, lần lượt từng máy gặp lỗi. Ban đầu, Samsung nói đó chỉ là sự cố không may, và lịch trình đưa Galaxy Fold ra thị trường vẫn diễn ra như đã hoạch định. Nhưng khi những thiết bị lỗi nói trên được gửi về và nghiên cứu bởi các kỹ sư Samsung, lệnh trì hoãn đã được ban hành. Mất đến 5 tháng sau, chiếc Fold mới được bán ra thị trường với một vài cải tiến nhằm hạn chế các điểm yếu vốn có. Nhưng lúc này, sự hào hứng đã không còn, người dùng cũng không đủ tự tin để mua chiếc điện thoại siêu đắt kia nữa. Có vẻ như Samsung đã biết trước điều này, bằng chứng là họ không cho khách hàng chọn màu máy khi mua nữa – điều mà những khách hàng đặt trước chiếc máy ban đầu có thể làm được. Chí ít là cho đến hiện tại, Galaxy Fold chưa nhận được phản hồi tiêu cực hay báo lỗi nào từ phía người dùng kể từ khi được chính thức bán ra.
fold5-jpg.9240


Còn về phần Huawei Mate X thì chỉ mới đây thôi, khi chiếc máy này vừa được chính thức bán thương mại thì một loạt sự cố đã xảy đến khi mẫu Huawei Mate X này liên tục được báo là gặp vấn đề về màn hình như chảy mực, liệt cảm ứng, sọc màn hình, vênh màn hình chỗ bản lề gập. So sánh với Galaxy Fold thì có thể thấy sự cố của Mate X này nặng hơn rất nhiều khi mà một chiếc điện thoại có giá còn đắt hơn cả Galaxy Fold còn có lỗi nghiêm trọng hơn. Có vẻ như Huawei đã không gửi những bản dùng trước đến cho những reviewer có tiếng để họ trải nghiệm trước cùng với đó là việc báo cáo lỗi chính vì thế mà khi bán ra mới gặp chuyện này. Vậy là Huawei đã kết thúc 1 năm 2019 bằng một loạt tin không vui chỉ vì Mate X.
huawei-mate-x-top-jpg.9241

Một chiếc điện thoại màn hình gập khác là Motorola Razr 2019, vừa ra mắt gần đây, và đến lúc này mọi chuyện có vẻ khá suôn sẻ: chiếc điện thoại này được đánh giá cao về cấu trúc, độ gọn nhẹ, và tính hoài cổ.




















Theo: vnreview
 
Last edited:

Facebook Comment