MÁY TÍNH CỦA BẠN QUÁ NÓNG? CÙNG XEM NHỮNG BÍ QUYẾT GIÚP LÀM MÁT MÁY TÍNH HƠN NHÉ

20/11/20
150
10
18
25
#1
Theo thời gian, hệ thống làm mát của máy tính sẽ suy giảm năng suất đáng kể. Nếu trường hợp bạn làm việc trong môi trường nóng bức hoặc xử lý các tác vụ nặng như dựng phim hay thiết kế đồ họa thì việc máy tính quá nóng có thể gây ra các vấn đề về phần cứng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số bí quyết đơn giản giúp làm mát máy tính một cách nhanh chóng.

KÍCH HOẠT TÍNH NĂNG TỰ LÀM MÁT


B1: Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn Power Options
B2: Cửa sổ Settings hiện ra, bạn hãy nhấp vào dòng thiết lập "Additional power settings".
B3: nhấp tiếp vào dòng thiết lập "Change plan settings" ở lựa chọn chế độ nguồn điện máy tính đang dùng.
B4: nhấp vào dòng thiết lập "Change advanced power settings".
B5: Tại đây, tùy ở một số máy tính mà menu tùy chọn kích hoạt khác nhau, chẳng hạn "Active cooling", "Maximum performance" hay "Maximum battery life". Hãy thiết lập sao cho các dòng thành "Maximum Performance".

1611_f311b0f237b8c6e69fa9-1-jpg.12158


LÀM SẠCH KHE VÀ QUẠT TẢN NHIỆT


Bụi sẽ bám rất nhiều ở nơi đây, bụi sẽ làm tắc nghẽn tản nhiệt, bộ lọc và quạt case, ảnh hưởng đến hiệu suất tản nhiệt cho hệ thống máy tính.

4557688_cover_don_pc-min-jpg.12160


Các bạn có thể dễ dàng vệ sinh bằng cách sử dụng khăn khô lau qua hoặc sử dụng máy hut bụi mini là ok. Nếu các bạn không thể làm được thì hãy cứ mang ra cửa hàng để vệ sinh máy tính nhé.

TRA KEO TẢN NHIỆT


Keo tản nhiệt là lớp keo bôi giữa phần tiếp xúc giữa CPU quạt để lấp đầy các khoảng trống, khi đó, phần nhiệt tỏa ra sẽ đi qua quạt tản nhiệt giữ nhiệt độ của máy luôn ổn định. Thông thường, khi ráp máy đều đã có sẵn 1 lớp keo tản nhiệt. Tuy nhiên, qua một thời gian sử dụng, phần keo này sẽ bị khô, tạo ra các khe hở khiến cho việc tản nhiệt không còn hiệu quả nữa. Lúc này việc tra lại lớp keo tản nhiệt là vô cùng cần thiết.

1902_61nt36uelal-_sx679_-jpg.12161


Trước khi tiến hành tra keo mới, người dùng cần phải lau khô CPU. Việc tra keo mới đòi hỏi phải hết sức khéo léo bởi nó quyết định đến hiệu quả tản nhiệt. Nếu quá tay, keo tản nhiệt sẽ hạn chế sự tiếp xúc giữa CPU và quạt tản nhiệt. Còn ngược lại, nếu quá ít keo sẽ tạo nhiều khe hở khiến cho việc tản nhiệt sẽ không đạt hiệu quả. Khi đó, bạn nên lấy một lượng keo vừa đủ và tản mỏng, đều trên bề mặt CPU.

TRANG BỊ THÊM CÁC HỆ THỐNG TẢN NHIỆT


Tản nhiệt khí: là giải pháp tản nhiệt cơ bản và cũng đơn giản nhất, thích hợp cho nhiều người dùng từ cơ bản đến cao cấp. Giải pháp tản nhiệt truyền thống này sử dụng một bề mặt hút nhiệt bằng kim loại, tiếp xúc với bề mặt phần cứng tỏa ra nhiều nhiệt chẳng hạn như CPU, RAM, card đồ họa hay thậm chí vài thành phần trên bo mạch chủ. Ưu điểm của tản nhiệt khí là giá thành rẻ, dễ vệ sinh và bảo trì, không gây thiệt hại nặng nề cho phần cứng khi gặp sự cố. Tuy nhiên, khuyết điểm là hơi ồn nếu sử dụng quạt loại lớn hay hoạt động với công suất cao, hiệu quả làm mát không lớn và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh, đồng thời dễ bám nhiều bụi.

5d0b60c0874d7_1561026752-jpg.12162


Quạt tản nhiệt: là phương pháp làm mát chủ động và nó đòi hỏi phải được cấp nguồn khi hoạt động. Thông thường, thùng máy tính cần phải được trang bị nhiều quạt tản nhiệt. Người dùng có thể thiết lập một hệ thống gồm quạt hút không khí mát từ bên ngoài vào thùng máy và quạt thổi hơi nóng từ bên trong ra. Trong máy tính, CPU là thành phần phải hoạt động thường xuyên với hiệu suất cao nên thường được yêu cầu lắp thêm quạt tản nhiệt cùng với keo tản nhiệt nhằm giúp làm mát.

maxresdefault-2-1024x576-jpg.12163


Tản nhiệt nước: Tản nước là một bộ phận làm mát cho các phần cứng của CPU bằng dung dịch làm mát. Tản nước thường được lắp và sử dụng ở những máy làm việc công suất cao với các ứng dụng nặng đòi hỏi khả năng làm mát vượt trội. Tản nhiệt nước thường được chia làm hai loạt đó là : Custom AIO.
Custom: là bộ Tản nước bạn tự đi lựa chọn các bộ phận của nó để lắp ráp lại thành một bộ hoàn chỉnh.
AIO: là một bộ Tản nhiệt đã được thiết kế sẵn hoàn toàn khép kín.
Các bộ phận của tản nhiệt nước:
Reservoir là bể chứa dung dịch làm mát, dung dịch làm mát có thể là nước cất hoặc các dung dịch làm mát chuyên dụng.
Pump là máy bơm giúp tạo áp lực để dung dịch chạy tuần hoàn.
Water block là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với phần cứng máy tính, có chức năng hấp thụ nhiệt của máy tính.
Radiator là bộ phận quạt tản nhiệt hấp thụ từ dung dịch đẩy bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động: Khi máy tính hoạt động sẽ sinh ra nhiệt ở các phần cứng thường thì là CPU, Card đồ họa, tại đây Water block có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt từ các phần cứng này thông qua keo tản nhiệt vào dung dịch làm mát đã được chạy tuần hoàn. Tiếp đến dung dịch này được máy bơm Pump đẩy đến bộ phận Radiator, tại đây nhiệt được hấp thụ và đẩy ra ngoài không khí qua những cánh quạt tản nhiệt. tiếp đến dung dịch là chảy về bể chứa Reservoir và tiếp tục một vòng tuần hoàn khép kín liên tục như vậy.

perfect-jpg.12164


gallery-2-jpg.12166


23z22pmh5mp31-jpg.12169


Hy vọng qua bài viết của mình, các bạn có thể lựa chọn cách phù hợp để làm cho máy tính các bạn chạy mát hơn.
Tham khảo thêm tản nhiệt AIO của Asus: TẢN NHIỆT AIO ASUS

Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình;)
 

Attachments

Facebook Comment