Mặt lưng của ZenFone Max Pro M2 là kính hay nhựa?

20/12/18
5
6
3
32
#1
Chào các bạn, sau sự kiện ra mắt ZenFone Max Pro M2 vừa rồi, khá nhiều bạn đặt câu hỏi cho cả ZenTalk và hệ thống đại lý về chất liệu mặt sau của ZenFone Max Pro M2, người thì nói là kính, người thì nói là nhựa. Hôm nay mình sẽ giải đáp cho mọi người nhé.
1545626642069-png.4195

NẾU DÙNG KÍNH THÌ SẼ RẤT NẶNG

Đầu tiên, mình xin nhắc lại điểm mạnh trên ZenFone Max Pro M2 chính là dung lượng pin khủng lên đến 5000mAh, và chính việc trang bị viên pin lớn như vậy sẽ làm khối lượng của máy tăng lên kha khá. Mà bạn cũng biết việc trang bị mặt lưng kính hay kim loại sẽ làm máy trở nên rất nặng và trải nghiệm sẽ không còn tốt nữa. Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết khối lượng của ZenFone Max Pro M2 chỉ là 175g trong khi các sản phẩm khác cùng dung lượng pin có khối lượng lên đến 221g.

Vậy điều gì đã giúp cho ZenFone Max Pro M2 có khối lượng tốt như vậy? Lý do chính là thay vì sử dụng kính, Asus đã sử dụng thủy tinh hữu cơ để trang bị cho mặt lưng của máy. Điều này giúp máy vẫn có khối lượng nhẹ mà vẫn có mặt lưng đẹp như kính, và đây chính là lý do bạn khi mới nhìn vào không biết đây thực sự đây là kính hay nhựa. Và với 16 lớp sơn tạo hiệu ứng quang học gợn sóng, bạn chắc chắn sẽ bị hút hồn khi nhìn vào mặt lưng của ZenFone Max Pro M2, điều mà nếu chúng ta sử dụng nhựa thông thường không bao giờ có được.

THỦY TINH HỮU CƠ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
1545022227258-png.4001
Về bản chất thì thủy tinh hữu cơ chính là nhựa với tên gọi là nhựa Acrylic với tính chất nhẹ, khó bể vỡ, đặc biệt là trong suốt nên thường được sử dụng cho kính. Sở dĩ nó được gọi là thủy tinh hữu cơ vì về mặt vật lý thì nó có cấu trúc y như thủy tinh nên thường được sử dụng để thay thế cho thủy tinh trong 1 số trường hợp cần độ bền mà thủy tinh không thể đáp ứng được như cửa sổ máy bay hoặc cần độ mềm dẻo như các dây cáp quang. Do đó có thể nói thủy tinh hữu cơ là một sự thay thế hoàn hảo cho kính khi vừa bền, vừa đẹp lại có độ bóng bẩy cũng như độ trong suốt cao.

Tương tự như vậy, việc sử dụng thủy tinh hữu cơ trên ZenFone Max Pro M2 đã giải quyết được vấn đề về khối lượng mà vẫn giữ được thiết kế đẹp, sang trọng của thiết bị. Đến đây thì bạn cũng hiểu chất liệu của ZenFone Max Pro M2 là gì rồi chứ? Với tính chất lai giữa kính và nhựa thì bạn có thể là kính cũng được mà nhựa cũng không sai :D
Theo Wikipedia thì:
Poly(methyl methacrylate)
(PMMA), cũng có các tên gọi khác như thủy tinh hữu cơ, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Các tên thương mại của PMMA có thể kể đến như Plexiglas, Acrylite, LucitePerspex. PMMA là một nhựa nhiệt dẻo trong suốt thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh (vì vậy, nó có tên gọi là thủy tinh hữu cơ).

Mặc dù không phải là một loại thủy tinh silica quen thuộc, nhưng về mặt kỹ thuật nó giống như một vật liệu dạng thủy tinh (ở chỗ nó là một chất không kết tinh, không có cấu trúc tinh thể) vì thế trong lịch sử, đôi khi nó được gọi là "thủy tinh" acrylic. Về phương diện hoá học, đó là các polyme (hợp chất cao phân tử) tổng hợp của methyl methacrylate. Vật liệu này được phát triển vào năm 1928 trong các phòng thí nghiệm khác nhau bởi nhiều nhà hóa học như William Chalmers, Otto Rohm và Walter Bauer và lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào năm 1933 bởi Công ty Rohm and Haas dưới thương hiệu Plexiglas.
PMMA là một chọn lựa kinh tế hơn với giá thành thấp để thay thế polycarbonate (PC) khi không cần thiết độ dày và cứng cao. Ngoài ra, PMMA không chứa các tiểu đơn vị bisphenol-A có khả năng gây hại có trong polycarbonate. Nó thường được ưa thích vì tính chất vừa phải của nó, dễ dàng xử lý và chế biến, và chi phí thấp. PMMA chưa qua chế biến có thể dễ gãy khi chịu tải trọng lớn, đặc biệt là dưới một lực tác động, và dễ bị trầy xước hơn so với thủy tinh vô cơ thông thường, nhưng với PMMA đã qua chế biến, có thể chịu được va đập và có độ chống trầy xước cao.
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment