Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
Năm học mới đã chuẩn bị đến, các bạn học sinh lớp 12 đã biết điểm thi đại học của mình và hiện giờ đang băn khoăn, xem xét, tìm hiểu và chọn mua những chiếc laptop để phù hợp với nhu cầu ngành học của mình. Nếu bạn muốn có trong tay một chiếc laptop của thương hiệu lớn, nổi tiếng mà giá lại phải chăng thì Asus là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn khi các mẫu laptop của Asus trải dài tất cả mọi phân khúc từ giá rẻ cho đến cao cấp.

CNTT, học lập trình hay đồ họa chọn laptop gì?

Những năm gần đây, ngành CNTT đã trở thành một ngành hot trong các kỳ tuyển sinh vào đại học khi số lượng đăng ký vào ngành này rất cao. Tuy nhiên đa số các bạn đỗ vào ngành này lại rất mơ hồ về máy tính, laptop nên không thể tự mình chọn được một chiếc laptop phù hợp với nhu cầu học ngành CNTT của mình. Chính vì vậy mà mình (hiện cũng đang là sinh viên CNTT) sẽ tư vấn cho bạn một vài mẫu laptop Asus phù hợp với ngành này.

Ngành CNTT: nó bao hàm rất rất nhiều chuyên ngành, hướng rẽ nhỏ nên sẽ không có quy chuẩn mặc định nào cho chiếc laptop mà bạn sẽ phải gắn bó suốt 4-5 năm với nó cả. Tuy nhiên mình sẽ chia ra làm 2 hướng chính khi bạn đang theo "HỌC" ở trường. Nhiều người, à không phải rất nhiều người thường cho rằng học CNTT thì phải có một chiếc laptop có cấu hình càng manh càng tốt
Tại sao mình nhấn mạnh từ "HỌC" trong bài viết này là bởi vì mình chỉ định hướng đến việc "HỌC" chứ không có liên quan đến "LÀM VIỆC" vì khi sau này đi làm thì bạn có lẽ sẽ phải cần một cấu hình laptop khác so với khi đi học

1. Chuyên ngành học của bạn không liên quan đến đồ họa: (thực tế vẫn dính dáng một ít nhưng không đáng kể, rất ít)
Khi "HỌC" thì việc chủ yếu của các bạn sẽ là gõ CODE là chủ yếu và với việc gõ code là chủ yếu thì cấu hình máy không cần phải quá mạnh cũng có thể đã đáp ứng được việc gõ code rồi, lấy ví dụ như trước ông anh mình đã từng học code trên con CPU Pentium thì bạn biết việc gõ CODE nó nhẹ nhàng đến mức nào rồi đấy nhưng chỉ có điều là CPU yếu thì sẽ hơi mất thời gian để tạo ra một file hoàn chỉnh (nhưng so với chip hiệu năng cao thì chênh nhau không quá nhiều). Tuy nhiên mình khuyên các bạn nên chọn CPU là Core i5 trở lên để có một trải nghiệm là ổn nhất, và i5 dòng U có thừa sức mạnh để đáp ứng việc "HỌC" của bạn (hiện tại mình đang dùng i5-7200U và nó thừa sức đáp ứng các nhu cầu của mình về code, render video cơ bản, after effect, pts). Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn hỏi là sao không lên hẳn i7 hay chuyển sang CPU của AMD thì câu trả lời của mình dành cho các bạn là: giá tiền của i7 so với i5 chênh nhau tương đối là nhiều và đôi khi điều kiện của bạn không đủ để bạn có thể cố gắng lên đời i7, còn AMD thì sau này trong quá trình học thì bạn ít nhiều cũng sẽ phải dính dáng đến trình giả lập máy ảo (nó khác hoàn toàn so với việc bạn hay dùng giả lập Android để chơi game đấy nhé, không hề giống nhau đâu) mà việc này thì Intel lại tối ưu cũng như kích hoạt "ảo hóa" dễ dàng hơn AMD (với AMD thì phải mất rất nhiều bước mới có thể kích hoạt được "ảo hóa").

Xong về CPU, giờ là đến RAM và ổ cứng. Yêu cầu tối thiểu là 8GB RAM và phải có SSD (nếu bạn không có tính kiên nhẫn và ức chế với lỗi Full Disk trên Win10, còn không thì HDD thôi cũng được); 8GB RAM là tối thiểu nhưng mình khuyên các bạn nên nâng cấp càng nhiều RAM càng tốt cho chiếc laptop của các bạn. Còn SSD thì 240GB là dung lượng tối thiểu vì nếu là 120GB hoặc 128GB thì sau khoảng 1-2 năm chắc chắn các phải xóa bớt một số phần mềm hoặc là game để có dung lượng cho những thứ khác; giờ giá của SSD và RAM đã rất rẻ rồi nên có lẽ việc nâng cấp thêm RAM và SSD sẽ không còn làm bạn phải đắn đo nữa.

Màn hình, bàn phím và pin: tối thiểu nên là màn hình FHD và nên chọn máy có sử dụng tấm nền IPS vì màn hình là cái mà chúng ta tiếp xúc với nó nhiều nhất, việc chọn chiếc laptop có màn hình TN hay độ phân giải thấp thì sẽ ảnh hướng rất nhiều đến quá trình sử dụng máy của bạn như mỏi mắt, màn hình rỗ, khó nhìn. Bàn phím là người bạn thứ 2 của người học CNTT vì phải code thường xuyên nên bàn phím nhạy, độ nảy phím cũng như layout khoẳng cách phím phù hợp sẽ giúp tăng tốc độ gõ code của bạn lên một "tầm cao mới". Về pin thì nếu bạn chọn chip U thì pin có dung lượng 48whr là ổn với bạn vì nó có thể cung cấp cho bạn khoảng 5-6h gõ code và debug liên tục còn nếu bạn chọn chip H thì ''nơi nào có ổ cắm điện, nơi đó có bạn''
asus-zenbook-pro-14-opener-jpg.7864
Card màn hình rời: có lẽ cái này cái gây tranh cãi với rất nhiều người mới bập bõm vào ngành CNTT nhưng thực tế thì có cũng được mà không có cũng chẳng sao vì với iGPU tích hợp nó đã làm được gần như mọi thứ trong quá trình học rồi.
Cân nặng cũng là một vấn nan giải nhưng với cá nhân mình thì càng nhẹ càng tố vì bạn sẽ không muốn vác trên lưng một con máy gaming nặng trên dưới 3Kg (cả sạc) khi đứng đợi bus, đi bộ hay leo cầu thang đâu, cực hình đấy.
Vậy cuối cùng là những mẫu laptop nào phù hợp với ngành này: tất cả, từ giá rẻ cho đến cao cấp, từ ultrabook cho đến gaming đều có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Còn với Asus thì những chiếc laptop tối ưu nhất cho chuyên ngành này là: dòng A412, Vivobook, Zenbook, Tuf Gaming và dưới đây là cấu hình cơ bản của những dòng máy này:

Cấu hình cơ bản

Asus Vivobook A412/512

Asus F560

Asus Vivobook S

Asus Zenbook

Asus TUF Gaming

CPU

Core i3-8145U (upto i7-8565U)

Core i5-8250U (upto i7-8550U)

Core i3-8145U (upto i7-8565U)

Core i5-8265U (upto i7-8565U)

Core i5-8300H (upto i7-8750H)

RAM

4GB/8GB DDR4 (upto 16GB)

8GB DDR4 (upto 16GB)

4GB DDR4 (upto 16GB)

8GB / 16GB LPDDR3 / DDR4 (no upgrade)

8GB DDR4 (upto 32GB)

GPU

UHD 620 / Nvidia GeFore MX230 / MX250

UHD 620 + Nvidia GeForce GTX 1050

UHD 620 / Nvidia GeFore MX150 2GB VRAM

UHD 620 / + Nvidia GeForce GTX 1050 Max-Q

UHD 620 + Nvidia GeForce GTX 1050 4GB VRAM

Ổ cứng

256GB SSD PCIe 3x2 (upto 1TB HDD + 512GB SSD PCIe)

1TB HDD (upto + 512GB SSD M.2)

1TB HDD (upto + 512GB SSD PCIe / Sata)

256GB SSD PCIe 3x2 (upto 1TB SSD PCIe 3x4)

1TB HDD (upto + 512GB SSD PCIe)

Màn hình

14/15inch FHD

15.6inch FHD IPS

13/14/15.6inch FHD IPS

13/14/15.6inch FHD IPS, 100%sRGB

15.6inch FHD IPS, 60Hz (upto 144Hz)

Pin

37whr kèm sạc nhanh

36whr

42Whr + sạc nhanh

50whr / 73whr cho bản 15.6inch + sạc nhanh

48Whr

Cổng kết nối

1x USB 2.0
1x USB3.1 Type A (Gen1)
1x USB3.1 Type C (Gen 1)
1x giắc cắm tai nghe
1x HDMI
1x Micro SD

1 x Microphone-in/Headphone-out jack
1 x Type A USB 3.1 (Gen 1)
2 x Type A USB2.0
1 x HDMI, Hỗ trợ HDMI 1.4
1 x Thẻ micro SD

1 x USB 3.1 Type-C™ Gen1
1 x USB Type-A 3.1 Gen1
2 x USB 2.0
1 x HDMI
1 x Jack audio COMBO
1 x đầu đọc thẻ MicroSD

1 x USB 3.1 Gen2 Type-C™ (lên đến 10Gbps) có hỗ trợ màn hình
1 x USB 3.1 Type-A (lên đến 10Gbps)
1 x USB 3.0 Type-A (lên đến 5Gbps)
1 x HDMI
1 x đầu đọc thẻ SD (MicroSD với bản 13/14inch)

1 x Jack audio COMBO
1 x Type A USB2.0
2 x Type A USB3.0 (USB3.1 thế hệ 1)
1 x LAN RJ45
1 x HDMI, Hỗ trợ HDMI 2.0

Kích thước

322x212x19mm
1.5KG

364x259x24mm
1.97Kg

305.7x196.3x17.9mm
1.2KG (Bản 13inch)

302x189x16,9mm
1.1Kg (Bản 13inch)

360x262x26.8mm
2.2Kg

Giá bán

từ 13tr

17tr (tại FPTshop)

từ 14tr

Từ 22.5tr (bản 13inch)

Tham khảo nơi bán

i3, a441 - i5, i5 - TGDD

i5 + GTX 1050 - FPT Shop

i5 + HDD, i5 + SSD PCIe - TGDD

i5 + SSD PCIe

Từ 21tr tại TGDD



Note: Giá bán ở bảng trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc có thể tìm và so sánh ở các trang web uy tin khác để được hưởng nhiều khuyến mãi cũng như giá bán được tốt hơn
Tuy nhiên, nếu có điều kiện kinh tế tốt, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những chiếc laptop có phân khúc giá cao hơn, và có một sự thật hiển nhiên là laptop chơi được game thì chắc chắn sẽ học được lập trình, CNTT tốt.


2. Chuyên ngành bạn học có liên quan đến DeepLearning và đồ họa:
CNTT ngày càng hot vì những thứ liên quan đến AI, Deep Learning, nhưng cũng vì thế mà cấu hình laptop cho lĩnh vực này nó lại khác, và đặc biệt năm nay Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chính thức mở chuyên ngành về AI cho những ai đam mê lĩnh vực này. Về cơ bản thì AI cần đến CPU càng mạnh càng tốt để có thể training thuật toán nhanh hơn và nếu máy tính của bạn có thêm card đồ họa rời thì sẽ giúp giảm thời gian xuống một cách rất đáng kể. Khi này, laptop gaming sẽ là sự lựa chọn sáng suốt nhất dành cho bạn khi nó vừa được trang bị một CPU hiệu năng cao kèm theo card đồ họa rời và với từng đó nó sẽ giúp ích được bạn khá nhiều, giảm bớt được thời gian treo máy để training thuật toán từ chương trình của bạn. Tuy nhiên, thông thường những giảng viên dạy về chuyên ngành này thường sẽ cung cấp cho học viên, sinh viên của mình một tài khoản máy chỉ VPS để bạn có thể để code tự Training trên đó mà không cần phải treo máy (VPS là gì thì bạn đọc tự Google tìm hiểu nhé).
WkKWWNj.jpg
Còn về đồ họa thì ở đây chủ yếu là phần thiết kế giao diện, chạy web (khi bạn học về web) nhưng thực tế nó không quá nặng (đối với giao diện người dùng) và iGPU thừa sức để có thể đáp ứng được - khoảng năng 3 hoặc năm 4 các bạn sẽ học một vài tín chỉ liên quan đến đồ họa máy tính và cái này thật sự rất nhẹ. Nặng hơn thì là thiết kế đồ họa cho game, thiết kế đồ họa của kiến trúc, xây dựng, vẽ bản mạch,... về vấn đề này thì mình sẽ không nói kỹ nhưng tối thiểu là laptop nên có card rời để lúc bạn làm và chạy thử sản phẩm không bị lag máy, phần tản nhiệt phải ổn để bạn có thể treo máy trong thời gian dài khi xuất file sản phẩm. Bạn cũng có thể tham khảo những chiếc laptop của Asus dưới đây:
Học kinh tế, sư phạm, đo đạc địa lý hay các ngành liên quan đến số liệu - Bàn phím số là trên hết

Kinh tế hay sư phạm ít nhiều cũng sẽ liên quan đến những con số. Trong khi kinh tế thì phải tiếp xúc thường xuyên với những số liệu, phép toán cộng trừ nhân chia thì sư phạm cũng tiếp xúc không ít với những con số khi phải tính điểm cho học sinh. Vì vậy, mình gộp hai ngành này vào một nhóm vì nhìn chung là cả 2 đều có liên quan đến số liệu. Và laptop phù hợp với nhóm này không gì khác ngoài những chiếc laptop có bàn phím số bên cạnh, nó giúp cho việc nhập số liệu, phép toán được nhanh hơn, không phải mò mẫm từng con số, hay tổ hợp phím để tạo phép toán đơn giảm ở trên bàn phím chữ cùng với đó là trọng lượng không được quá nặng để bạn có thể mang theo dễ dàng lên giảng đường hay đi làm thêm nhằm tích lũy kinh nghiệm. Bạn đọc có thể tham khảo những chiếc laptop sau với mức giá chỉ từ 10.000.000 VNĐ:
  • Asus Vivobook X507 và X509 được trang bị đầy đủ các cổng kết nối giúp kết nối đến các thiết bị ngoại vi như máy chiếu dễ dàng nhất mà không cần hub chuyển đổi. Chi tiết: X509 , X507
  • Asus Vivobook S530 là chiếc laptop có bàn phím số nhẹ nhất trong phân khúc giá. Chi tiết tại đây
  • Asus Zenbook UX333/433/533 với bàn phím số tích hợp ngay trong touchpad giúp máy trở nên gọn nhẹ, dễ dàng mang theo đi mọi. Chi tiết tại đây
Học du lịch, báo chí - Càng nhẹ càng tốt

Học du lịch hay báo chí, đồng nghĩa với việc trong tương lai bạn sẽ phải di chuyển cực kỳ nhiều. Chính vì lẽ đó mà trọng lượng là ưu tiên hàng đầu khi chọn chiếc laptop cho nganh này khi mà bạn sẽ không muốn đeo trên vai một chiếc balo đựng laptop nặng trên dưới 3kg đâu. Điều quan trọng thứ hai của nhóm ngành này là thời lượng pin, một người hay di chuyển nhiều chắc chắn sẽ muốn thời lượng pin chiếc laptop của mình phải thật lâu vì sẽ không dễ chịu gì khi phải lo lắng đi tìm ổ cắm sạc. Thứ ba đó bảo mật, đúng vậy, không nhầm đâu, báo chí hay du lịch cần một chiếc laptop có bảo mật tốt hoặc cơ bản nhất là nên phải có hệ thống bảo mật sinh trắc học vì trong laptop của những người làm báo chí hay du lịch đều lưu trữ rất nhiều tài liệu, thông tin quan trọng như thông tin gồm số điện thoại, địa chỉ của khác du lịch, hay thậm chí là cả số tài khoản ngân hàng; các cuộc điều tra, tư liệu mật về một sự kiện nào đó mà giới báo chỉ cỉ lưu hành nội bộ và đương nhiên là họ sẽ không muốn kẻ xấu biết.
cover-jpg.7865
Điều cuối cùng là bàn phím, nhập thông tin khác hàng thường xuyên, viết các bài báo, phóng sự nhiều thì thứ bạn tiếp xúc nhiều không kém sau màn hình chắc chắn là bàn phím khi mà bàn phím chính là nơi kiếm ra đồng tiền của bạn; vì vậy mà một chiếc laptop với bàn phím thoải mái, cảm giác gõ phím tốt, độ nhạy phím cao sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Những mẫu laptop để bạn đọc tham khảo:
  • Asus Vivobook S series: với dòng laptop này, những thứ có được sẽ là trọng lượng nhẹ, bàn phím ,màn hình tốt, bảo mật vân tay và thời lượng pin ổn. Tham khảo: Tại đây | S430U
  • Asus Zenbook Series: Có lẽ sẽ không phải bàn luận gì nhiều về dòng Zenbook của Asus khi mà mọi thứ gần như là hoàn hảo, xuất sắc từ bàn phím có độ nhạy tốt và rất thoải mái, thiết kim loại sang trọng, màn hình tuyệt đẹp, thời lượng pin dài, nhiều công nghệ bảo mật như Bảo mật bằng khuôn mặt 3D và vân tay, cùng với đó là độ bền chuẩn quân đội MIL-STD810G giúp máy chống chịp va đập cực kỳ tốt và hoạt động được trong một số điều kiện khắc nhiệt. Tham khảo: UX333, UX433
 
Last edited:

Facebook Comment