Google kiểm soát Android nhiều hơn bạn tưởng , chúng ta phải chấp nhận điều đó

nguyenhung9x nguyenhung9x
Bài viết: 1,235 Lượt thích: 548
Nếu bạn chưa biết thì Android bản chất vẫn là nguồn mở, có một dự án gọi là Android Open Source Project (AOSP) để mọi người, mọi công ty đều có thể lên đó lấy mã nguồn Android về tùy chỉnh tùy theo nhu cầu của mình và cài đặt nó lên thiết bị. Nhưng bản Android mà chúng ta thường dùng nhất, được cài sẵn trên gần như mọi chiếc smartphone ở Việt Nam, lại là bản đã được "qua tay" Google để cài thêm các dịch vụ, tính năng và chứng nhận độc quyền của Google. Bản Android AOSP không hề có những thứ này.

4663426_cover_home_Google_Play_Services_Store_doc_quyen_Android.jpg

Google kiểm soát kho ứng dụng


Google Play Store
luôn là một trong những trọng tâm của Android, nếu không có Play Store thì Android đã không phát triển như ngày nay. Hiện nay cũng có nhiều kho ứng dụng khác, ví dụ như Amazon Appstore, hay Samsung, Huawei cũng có kho riêng, nhưng không kho nào đủ và phong phú như Play Store cả. Khi các lập trình viên viết xong app, họ sẽ đưa nó lên Apple App Store và Google Play chứ không phải các store khác. Tất nhiên chúng ta đang không nói tới thị trường Trung Quốc vì Google chẳng làm được gì ở nước này, máy Trung Quốc bán ra không có Play Store.

Và để có quyền sử dụng Google Play Store, bạn phải đăng kí thiết bị của mình với Google, phải được Google cấp phép thì app mới chạy được, và nếu bạn không tuân theo những quy định của Google thì bạn có thể bye bye Play Store.

Bạn có thể làm ra một hệ điều hành Android khác dựa trên AOSP, nhưng không có Play Store thì xem như vô nghĩa. Hiện tại Play Store cũng đã phát triển lớn tới mức không thể được thay thế trên phạm vi toàn cầu, thiếu nó sẽ khiến người dùng quay lưng với sản phẩm của bạn bởi chẳng ai dại gì đi mua một cái máy không cài được đầy đủ ứng dụng.

1-37.jpg

Google kiểm soát các dịch vụ, thông báo và nắm cả tính năng bảo mật


Thông báo mà bạn nhận trên điện thoại Android của mình thực chất được gửi ra từ hệ thống của Google đấy, và với Android AOSP thì các nhà sản xuất sẽ phải tự duy trì một hệ thống thông báo của riêng mình (giống cách Amazon và các hãng Trung Quốc đang làm). Các app vẫn có thể gửi thông báo nội bộ (local notification), nhưng các thông báo gửi ra khi có hoạt động gì đó trên máy chủ (push notification) thì không thể chạy được với AOSP.

Trong trường hợp này, nhà phát triển app buộc phải tích hợp với một dịch vụ gửi thông báo bên thứ 3, và phải đảm bảo rằng máy của người dùng đã được cài dịch vụ này (tức tốn thời gian, công sức hơn). Bạn thấy đó, chỉ một thứ đơn giản là notification bỗng nhiên phức tạp hơn và bao nhiêu vấn đề có thể sinh ra.

Screen-Shot-2019-03-18-at-14.05.27.png

Google nắm trong tay hệ sinh thái phong phú


Không chỉ gói gọn trong Android, Google còn có nhiều dịch vụ khác có thể nói là khá cơ bản trong thế giới Internet hiện đại ngày nay: YouTube, Google Maps, Gmail, Google Photos... Những thứ này tất nhiên cũng là hàng độc quyền của Google, và việc nó xuất hiện trên gần như mọi máy Android không có nghĩa là nó mở và ai cài cũng được. Để được cấp phép cài những ứng dụng này, các nhà sản xuất phải làm việc với Google và có thể phải trả một khoản tiền nào đó nữa đấy.

Những dịch vụ này đã quá cơ bản tới mức một chiếc điện thoại mà không có chúng thì không có nhiều lý do để bạn mua nó. Ngay cả khi bạn có thể dùng được phiên bản web nhưng lại có câu hỏi phát sinh: vì sao phải chấp nhận khổ? Ở vai trò của một người dùng thì bạn có quyền lựa cái ngon nhất, tiện nhất cho mình.

gg-assistant-va-alexa-dau-la-tro-ly-ao-tot-nhat-trong-nam-2019--4.jpg

Quay lại với Huawei, gần như họ không còn lựa chọn nào ở thị trường quốc tế


Ở Trung Quốc thì có thể không cần Google, nhưng khi bán ra quốc tế mà không có dịch vụ Google thì xem như thất bại. Cũng may là Google và Huawei đã xác nhận rằng những thiết bị nào đã bán ra, hoặc đang còn trong kho, thì vẫn sẽ được update trong thời gian. Play Store, Play Services cũng như các dịch vụ khác của Google vẫn sẽ tiếp tục vận hành bình thường không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm mới của chính phủ Mỹ. Nói cách khác, nếu bạn đang sở hữu một chiếc điện thoại Huawei thì tạm thời yên tâm, ít nhất 1 năm nữa mày bạn vẫn sống khỏe.

Nhưng sau đó thì sao? Câu hỏi này vẫn chưa có trả lời chính thức, nhưng nếu mọi thứ đi theo con đường hiện nay thì Huawei gần như không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải từ bỏ thị trường smartphone quốc tế. Người dùng quốc tế không chấp nhận các giải pháp thay thế như cách mà người Trung Quốc đang sử dụng, bởi họ đã quen với các dịch vụ Google từ lâu, và nhiều ứng dụng khác cũng sử dụng các dịch vụ của Google thì mới hoạt động được (ví dụ app giao hàng dùng Google Maps, app giao thông cần Google Maps, app nội dung thì cần YouTube).

Một hệ điều hành mới được sinh ra cũng không giải quyết được vấn đề ngay cả khi nó chạy được app Android, vì cơ bản là Google bị Mỹ cấm không cho giao dịch với Huawei rồi nên Play Store, Play Services cũng chẳng thể xuất hiện.

Giờ để xem Google sẽ có hành động ra sao. Mình không nghĩ rằng Huawei sẽ dễ dàng từ bỏ như vậy, họ sẽ chiến đấu đến cùng.

TINHTE.VN
 

Attachments

Last edited by a moderator:

Facebook Comment