Khoảng vài năm trước thì cụm từ Creator hay còn gọi là Những người sáng tạo nội dung vẫn còn là lớp người dùng mới mẻ. Lúc đó các sản phẩm hỗ trợ cho ngành nghề này thật sự không nhiều và không đa dạng được như lớp người dùng chơi. Tuy nhiên trong 1-2 năm trở lại thì ngành nghề này đã bắt đầu được công nhận và các nhà sản xuất linh kiện máy tính đã bắt đầu tập trung hơn vào lớp người dùng này. ASUS cũng vì vậy mà bên cạnh dàn bo mạch chủ dành cho game thủ của mình cũng cho mắt ProArt Z490 Creator 10G dành cho những "dân sáng tạo".
"Dân sáng tạo" có thể là những kiến trúc sư, nhà thiết kế cho đến những người biên tập video, âm thanh và sản xuất trò chơi. Những người dùng này đòi hỏi cấu hình cao ngang bằng hoặc thậm chí là hơn cả các bo mạch dành cho chơi game hiện nay khi công việc tiêu tốn rất nhiều tài nguyên. Thế nên chiếc bo mạch chủ ProArt Z490 Creator 10G cũng được ASUS trang bị VRM 12+2 Power Stage khủng để có thể sử dụng tối đa những chiếc CPU mới nhất, mạnh nhất từ Intel với số nhân lên đến 10.
Tổng quan về thiết kế của bo mạch chủ khá đơn giản và không nhiều sự hầm hố lòe loẹt ánh màu sắc giống như các bo mạch dành cho chơi game của ASUS. Ngôn ngữ thiết kế của ProArt Z490 Creator 10G khá tối giản với hai phần high side và low side mosfet được gom lại làm một để đạt được hiệu năng cao nhất. Tuy nhiên chiếc bo mạch này lại không hề đơn giản về thiết kế khi ASUS khéo léo tạo thêm điểm nhấn bằng các khu vực có màu vàng, đặc biệt là điểm nhấn ProArt màu vàng nằm ở khu vực tản nhiệt chipset.
Khu vực tản nhiệt chipset cũng như nắp bảo vệ khe cắm SSD M.2 cũng được đồng bộ thiết kế với cụm heatsink đem đến sự đồng nhất trong diện mạo tổng thể của bo mach. Về số lượng SSD của ProArt Z490 Creator 10G, bo mạch có hai khe M.2 với một khe hỗ trợ SATA và PCIe 3.0 x4 trong khi khe còn lại hỗ trợ PCIe 3.0 x4 cho NVMe đem đến tốc độ truyền tải dữ liệu cao tới 32Gbps.
Vì người dùng sáng tạo có nhu cầu sử dụng sức mạnh đồ họa cao và sẽ dựa vào một card đồ họa rời hoặc nhiều hơn một nên bo mạch dành cho nhà sáng tạo của ASUS có đến ba khe cắm PCIe x16 cho phép người dùng cài đặt tối đa ba card đồ họa theo cấu trúc liên kết PCE x8-x8-x4. Bên cạnh nhiều card đồ họa, bo mạch chủ cũng đem đến 4 khe RAM DDR4 4600MHz+ Dual Channel.
Cuối cùng, người dùng sáng tạo cũng cần các cổng kết nối cao nên ASUS đem đến cho bo mạch chủ đơn giản nhưng đầy đủ kể cả kết nối tốc độ cao như Thunderbolt 3 với tốc độ 40 Gbps cũng có mặt. Ngoài ra còn có 2 cổng Display Port /in/ có sẵn trên main và nhiều cổng USB khác như 4 cổng USB 3.2 Gen 2 (Type-A), 2 cổng USB 3.2 Gen 1 (Type-A) ở mặt sau; 1 cổng USB 3.2 Gen 1 (Type-C), 2 cổng USB 3.2 Gen 1 (Type-A) và 4 cổng USB 2.0 ở mặt trước. Không thể không kể đến cổng Ethernet 2.5Gb tốc độ cao.
Theo: congngheviet
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- 4 Laptop Gaming Mạnh Nhất Với 3 Năm Bảo Hành Tại ASUS Store
- 5 Điều Cần Làm Khi Bạn Mới Sở Hữu ROG Ally X
- Giá ROG Ally Hấp Dẫn Trong Tháng 11 Cho Tài Khoản Thành Viên ASUS Store
- So Intel Core Ultra & Core HX thế hệ thứ 14: Nên Mua Dòng Laptop Gaming (2024) Nào?
- Top Laptop Gaming Intel Gen 14 HX Giá Tốt Đáng Mua Nhất