Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều anh em “gà mới”, chúng ta thường chỉ biết rằng SSD PCIe NVMe nhanh hơn SSD SATA thông qua quảng cáo của hãng và lời giới thiệu của các cửa hàng . Nếu anh em có hứng thú tìm hiểu về vấn đề này thì hãy đọc bài viết sau đây.
SSD SATA Là gì?
SATA (Serial ATA) là giao kiện kết nối SSD dùng để giao tiếp dữ liệu với hệ thống, ra đời từ năm 2003 và là một trong những kiểu kết nối phổ biến nhất hiện nay.

SSD SATA có khả năng tương thích phần cứng tốt hơn, có thể làm việc với nhiều desktop và laptop, ngay cả máy tính đã cũ.
SSD SATA có hiệu suất tương đối kém hơn. Hiện nay, SATA 3.0 là ổ SSD phổ biến nhất, tốc độ truyền tải lý thuyết là 6Gb/s (750MB/s). Nhưng do một số nhân tố diễn ra khi mã hóa dữ liệu, tốc độ thực tế chỉ là 4.8Gb/s (600MB/s).
Dù 600MB/s là khá nhanh nhưng còn lâu mới bằng được tốc độ của SSD PCIe. Dù vậy thì với người dùng bình thường, SSD SATA cũng là rất nhanh rồi, để hình dung thì hãy tưởng tượng là ổ này có thể truyền dữ liệu của cả một đĩa CD mỗi giây.
SSD SATA thường rẻ hơn, đây có lẽ là điều quan trọng nhất với nhiều người dùng. Sự khác biệt về giá giữa 2 loại ổ SSD này thường rất lớn, có khi cũng ngang cỡ khác biệt giữa SSD và HDD.
SSD PCIe là gì?
Điều khiến SSD PCIe đắt hơn, có giá trị hơn, được nhiều người muốn có hơn, phần lớn là nằm ở hiệu suất. PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) là kiểu kết nối dữ liệu trực tiếp tới bo mạch chủ. Nó thường được dùng trong card đồ họa, vốn cần kết nối rất nhanh. Nhưng PCIe cũng rất hữu ích với các ổ lưu trữ dữ liệu.

PCle NVMe nhanh hơn
SSD PCIe NVMe nhanh hơn SSD SATA vì nó được kết nối trực tiếp với CPU bằng các làn PCIe chứ không phải thông qua chipset rồi mới đến CPU như SSD SATA. Controller (chip điều khiển) của SSD NVMe có thể phân tích, sắp xếp đến 64.000 hàng đợi dữ liệu so với chỉ 32 hàng của controller AHCI trên các SSD SATA.
PCIe 3.0 có tốc độ lưu trữ 985MB/s mỗi đường (lane) và vì các thiết bị PCIe hỗ trợ 1x, 4x, 8x và 16x lane nên tốc độ có thể lên tới 15.76GB/s. SATA khó mà đọ được
Nên chọn ổ SSD nào? PCIe hay SATA?
Nếu ngân sách không nhiều, hãy cứ chọn SATA. Còn nếu cần hiệu suất tối đa để thường xuyên chia sẻ dữ liệu thì nên chọn PCIe. Tiên hơn cả là dùng form factor M.2 cho cả hai ổ này, về tốc độ thì cả 2 đều nhanh hơn HDD.
Các thương hiệu Laptop đang dần trang bị cho những chiếc laptop của mình những loại bộ nhớ SSD PCle giúp mang lại trải nghiệm mượt mà hơn. Chẳng hạn như các mẫu laptop đến từ nhà Asus, từ các mẫu tầm trung như TUF điều được trang bị SSD PCIe từ 512GB dến 1TB.

Nguồn: Tham khảo
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- MUA LAPTOP ASUS ROG RTX 50 SERIES – NHẬN TỰA GAME "DOOM: The Dark Ages Premium Edition"
- ASUS Exclusive Store: Không gian AI sáng tạo mới cho content creator trẻ
- Workshop AI dành cho content creator tại ASUS Exclusive Store: Sáng tạo nhanh, thu nhập tốt hơn
- Mua máy tính All-in-One ASUS V400: Có thể thay laptop để làm việc không?
- Dòng ASUS Vivobook S14/S16 Laptop AI Intel Ultra Series 2 Mạnh Mẽ, Thiết Kế Mỏng Nhẹ Và Thời Trang