Sức mạnh bất ngờ bên trong vẻ ngoài thu hút
Tuy sở hữu vẻ ngoài mỏng khoảng 18,9mm cùng trọng lượng nhẹ 1,9kg, thế nhưng Asus ROG Zephyrus S GX502 không hề làm game thủ thất vọng khi máy vẫn sở hữu cấu hình thuộc hàng cao cấp hiện nay. Nhờ sự đầu tư nghiên cứu và phát triển trong việc chế tạo máy cùng công nghệ tản nhiệt mà Asus đã tích hợp được bên trong phiên bản thế hệ mới này các mẫu card rời RTX bản full, chứ không còn là bản Max-Q tiết kiệm điện năng thường được đầu tư trên các mẫu laptop chơi game mỏng nhẹ nữa. Điều này rõ ràng sẽ nâng tầm sản phẩm lên cao hơn, và dĩ nhiên sẽ mang lại sức mạnh tốt hơn cho game thủ trong trải nghiệm giải trí chơi game.
Chơi game
Game Assassin’s Creed: Odyssey
Độ phân giải Full HD, thiết lập Ultra High, 144Hz, tắt V-Sync, pin Balanced, máy chế độ Turbo.
Benchmark sẵn trong game mức FPS cao nhất: 90 - 93, thấp nhất: 35, trung bình: 55 - 57

Chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 90, thấp nhất: 48, trung bình: 55 - 70
Độ phân giải Full HD, thiết lập Ultra, 144Hz, tắt V-Sync, bật Ray Tracing và DLSS, pin Balanced, máy chế độ Turbo.
Mức FPS cao nhất: 70, thấp nhất: 28, trung bình: 49 - 55

Độ phân giải Full HD, thiết lập Ultra, 144Hz, tắt V-Sync, pin Balanced, máy chế độ Turbo.

Benchmark sẵn trong game mức FPS cao nhất: 108, thấp nhất: 60 - 62 , trung bình: 78 - 80

Chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 110, thấp nhất: 54, trung bình: 70 - 90
Về Ram thì trong máy chúng ta có sẵn 32GB, bao gồm 16GB Ram on board, và 1 khe Ram cắm thanh Ram 16GB DDR4 2666MHz, 1 ổ SSD M.2 NVMe 512GB, mức nâng cấp tối đa lên đến 1TB và thiết lập chạy RAID 0, có thể thấy rằng việc khởi động Win, load game, chạy phần mềm, mở các thư mục chứa file Full HD không che sẽ nhanh hơn rất nhiều!
Cấu hình chi tiết
Tốc độ ĐỌC / GHI của ổ SSD 512GB trong máy
Cinebench R15
Cinebench R20
PCMark 10
Unigine Superposition Benchmark: 1080P Extreme và 4K Optimized
Final Fantasy XV Windows Edition Benchmark

3DMark
Unigine Valley Benchmark
Chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất
Về tổng thể, Asus rất tự tin về vẻ ngoài của dòng sản phẩm Zephyrus, khi phiên bản GX502 này gần như không có khác biệt gì nhiều so với các “đàn anh” trước, vẫn là những đường nét thiết kế mang phong cách đặc trưng Zephyrus. Lớp vỏ ngoài làm bằng chất liệu hợp kim nhôm và magie, mang lại độ cứng cáp cần thiết nhưng vẫn giữ trọng lượng nhẹ cho sản phẩm, logo ROG ở vị trí quen thuộc có thể phát sáng khi bật máy và hoạt động.
Bên cạnh đó thì khi dùng bàn tay sờ lên bề mặt lớp vỏ của GX502 mình có cảm giác khá lạ, không giống như sờ lên lớp kim loại như thường thấy, như là có 1 lớp sơn nhám mờ giúp giảm bớt phần nào tình trạng dấu vây tay, mồ hôi xuất hiện nham nhở trên vỏ máy khi sử dụng.

Cho những bạn chưa biết hoặc có quan tâm thì cấu tạo bản lề laptop thông thường bao gồm có các bộ phận: 2 thanh định vị màn hình, 2 trục để gập và mở màn hình (sử dụng cụm long đền và ốc nhằm cố định, có thể xả hay siết cứng lại), 2 đế bản lề để vặn ốc định vị vào thân máy.
Thử nghiệm đóng mở nắp máy của GX502 mình đánh giá mượt mà, dễ dàng mở được nắp bằng 1 tay, màn hình có góc mở khoảng 125 độ, phần khung được cố định khá chắc, giảm hẳn hiện tượng rung lắc, hay ọp ẹp khi vô tình đụng vào hoặc khi muốn thay đổi góc nhìn. Dù chưa kiểm nghiệm được độ bền cơ học của phần bản lề này, và các khớp nối theo thời gian sẽ thế nào, nhưng điểm tích cực mình ghi nhận được là độ rơ của khung màn hình được tăng lên kha khá.
Với thiết kế tản nhiệt độc đáo đồng thời phải “giải tỏa” nhiệt cho những linh kiện “hạng nặng” bên trong máy, nên 1 phần nhỏ diện tích bên trên của khung máy sát với khung màn hình được ưu tiên dành cho việc tản nhiệt. Ban đầu mới mở lên, có thể các bạn sẽ nhầm đây là khu vực dành cho loa, thực tế thì dưới lớp lưới nhiều lỗ nhỏ này là các quạt hút để lấy gió từ bên ngoài vào làm mát cho các linh kiện bên trong.
Dễ dàng nhận ra cụm phím số numpad đã được lược bỏ trên Zep S GX502, khoảng cách giữa các phím với nhau và kích thước mỗi phím được tăng lên, diện tích phần kê tay nhất là bên tay trái cũng rộng rãi hơn, thoải mái hơn. Một số thay đổi này mang tới trải nghiệm gõ tốt hơn, đầm hơn, độ nảy vừa phải, dù cách sắp xếp vị trí 1 vài phím chức năng có khác so với thường thấy, nhưng mình cũng khá nhanh làm quen được và ít bị gõ nhầm. Phần khung máy, khung bàn phím bên trong (mặt C) cũng là hợp kim kim loại, nhưng có thêm 1 lớp phủ nhám nhám sần sần (kiểu như nhung) giúp giảm thiểu bám bẩn và dấu vân tay, cộng với bề mặt là vô số chấm sáng nhỏ li ti kiểu như kim tuyến.
Theo thông tin từ hãng Asus tại sự kiện Be Unstoppable diễn ra trong tháng 6 vừa qua, thì bên dưới khu vực kê tay còn có thêm 1 khung kim loại cường lực dạng như tổ ong, để tăng thêm sự chắc chắn và cứng cáp cho sản phẩm, nhất là khung máy và bàn phím.
Touchpad của GX502 cũng được hoàn thiện bề mặt tương tự như phần kê tay, hơi sần sần nhám nhám với nhiều chấm sáng nhỏ li ti, touchpad không có viền cắt kim cương và phím chuột trái phải không được làm tách biệt ra. Các thao tác vuốt lướt, thu phóng,…mượt mà, hỗ trợ đa điểm, 2 nút trái phải êm và không hề bị rít khi tay ra mồ hôi.
Màn hình
Webcam biến mất khỏi cạnh trên của khung màn hình, tạo nên cảm giác viền đã mỏng rồi lại càng mỏng hơn. Tuy nhiên cạnh dưới vẫn khá dày và cũng được khoét 1 khoảng hở như là các thế hệ đàn anh đi trước, không ít bạn sẽ chê chi tiết này, nhưng nếu đánh giá công tâm thì cạnh dưới dày giúp đẩy phần màn hình lên cao hơn, cho chúng ta góc nhìn bao quát hơn và khi đó người dùng đỡ phải mỏi cổ nhìn xuống! Thứ 2 là để luồng không khí lưu thông tối ưu hơn, hỗ trợ thêm cho hệ thống tản nhiệt.
Công nghệ chống xé hình ảnh G-Sync của Nvidia, tần số quét màn hình 144Hz, thời gian phản hồi 3ms, chip Dac giải mã âm thanh ESS cho chất âm đạt chuẩn Hi-res Audio, cuối cùng là dấu chứng nhận của hãng Pantone: tất cả màn hình trên các mẫu laptop Zep S GX502 đều được cân chỉnh màu sắc trước tại nhà máy, độ sai lệch khi hiển thị màu và in ấn là rất thấp với công nghệ màu ProArt TruColour (độ sai lệch màu Delta E xấp xỉ 2).
Công nghệ âm thanh
Asus tiếp tục làm người dùng bất ngờ với sự đầu tư chip Dac giải mã âm thanh ESS Sabre cho chất âm đạt chuẩn Hi-Res, nghĩa là khi người dùng cắm tai nghe xịn 1 chút vào GX502, thì máy có khả năng giải mã và tái tạo ra được các âm thanh, giống hệt như những âm thanh mà các ca sĩ và nhà sản xuất sáng tạo ra trong phòng thu. Còn khi nghe bình thường thì các loa bên trong được hỗ trợ công nghệ khuếch đại thông minh, cho phép bạn tăng âm lượng để tận hưởng âm bass mạnh hơn và dải âm rộng hơn, nhưng không gây hư hại các nón loa hoặc ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Các cổng kết nối
Máy được trang bị khá đầy đủ các cổng kết nối thông dụng nhất hiện nay: ở cạnh trái chúng ta thấy sự xuất hiện của cổng nguồn cho máy, cổng RJ45, HDMI 2.0 , 1 cổng USB 3.1 gen 2 type A, cổng mic và cổng tai nghe 3.5mm.
Tính năng Power Delivery cũng hỗ trợ sạc cho máy với nguồn điện 65W (khi người dùng không sử dụng CPU hoặc GPU rời cho các tác vụ nặng), nên các bạn có thể dùng cục pin dự phòng để sạc pin cho máy nếu có bỏ quên adapter sạc, hoặc dùng bộ sạc có cáp USB type C để kéo thời gian sử dụng máy thêm đôi chút.

Tản nhiệt
Zephyrus S GX502 vẫn được trang bị hệ thống tản nhiệt tương tự với Zephyrus M (GM501), được đặt tên gọi là AAS (Active Aerodynamic System), bao gồm 2 quạt tản và 5 ống đồng dẫn nhiệt.



Thời lượng pin
Viên pin của Zephyrus S GX502 có mức dung lượng là 76Whr, so với mặt bằng chung thì mức pin này là cao, sử dụng thực tế nếu thuần làm việc, công việc văn phòng, lướt web đọc báo, giải trí nhẹ nhàng thì thời gian sử dụng là hơn 7 tiếng, khá đầy đủ cho 1 ngày làm việc thông thường mà không cần cắm sạc. Có được thời lượng pin ấn tượng như thế là nhờ công nghệ Nvidia Optimus thông minh, cho phép chuyển đổi giữa card đồ họa rời và card onboard, nhằm đạt được sự cân bằng tốt nhất giữa hiệu năng và thời gian sử dụng pin.
Kết luận
Asus ROG Zephyrus S GX502 là 1 trong những mẫu laptop gaming mỏng nhẹ mới nhất năm 2019 của Asus, máy mang 1 thiết kế đẹp mắt, chất lượng gia công tốt, tập trung vào sự gọn gàng, mỏng nhẹ và mang tính di động cao. Ẩn chứa bên trong là những công nghệ vô cùng ấn tượng: cấu hình nâng cấp mạnh mẽ, màn hình tần số quét khủng cùng khả năng hiển thị ấn tượng, chất lượng âm thanh đỉnh cao,…
1 mẫu laptop chuyên cho chơi game,nhưng vẫn hỗ trợ rất tốt nhu cầu làm việc của đối tượng người dùng sáng tạo nội dung như youtuber, vlogger, các công việc thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh và dựng phim.
Tham khảo: techzones.vn
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- Trên Tay Sớm ASUS ROG Strix SCAR 18 (2025) Laptop Gaming RTX 50 Series Với Thunderl bolt 5, Màn MiniLED 240Hz Mạnh Nhất
- "ROG Strix SCAR 18 (2025) vs SCAR 18 (2024)" So Sánh Hai Thế Hệ Laptop Gaming Sở Hữu CPU/GPU Mạnh Nhất
- Top Laptop Gaming Cao Cấp 2025 Có CPU Mạnh Nhất Bảng Xếp Hạng Chip Intel và AMD
- ASUS ROG Zephyrus G16 (2025) và G16 (2024) - So sánh hiệu năng hai laptop gaming 16 inch mỏng nhẹ mạnh nhất
- Top Laptop Gaming Tầm Giá 30 Triệu Mạnh Nhất Đáng Sở Hữu Nhất Hiện Nay