Những lưu ý khi chọn laptop dành cho editor, lập trình viên, producer,...

Jennie B Jennie B
Bài viết: 78 Lượt thích: 2
Dù bạn là editor, lập trình viên hay là producer thì tính chất công việc cũng đòi hỏi bạn phải dành khá nhiều thời gian để làm việc trên laptop. Đây cũng là những ngành nghề yêu cầu tính sáng tạo cao và linh hoạt, cho nên việc lựa chọn laptop phù hợp cũng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc của bạn. Hãy cùng mình tìm hiểu trước khi chọn mua laptop cho những ngành nghề sau nhé.

CPU


Đây là bộ phận xử lý chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng của laptop và quyết định việc xử lý các phần mềm nên mình khuyên các bạn hãy lựa chọn những chiếc laptop được trang bị những CPU đủ khỏe (core i5 trở lên) để đảm bảo nhu cầu công việc.​

Asus-ZenBook-15.JPG-UX533F-review-01.jpg

RAM


Bên cạnh CPU thì RAM cũng là một bộ phận ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu năng của laptop nên các bạn hãy cân nhắc chọn những chiếc laptop có dung lượng RAM tối thiểu là 8GB. Đối với phát triển ứng dụng hoặc trò chơi và VR thì phải từ 16GB trở lên vì hầu hết các bạn sẽ thường sử dụng môi trường máy ảo để test các ứng dụng hoặc chương trình đang trong giai đoạn hình thành, việc này bắt buộc bộ nhớ RAM phải đủ lớn để chia ra cho các máy ảo đó hoạt động độc lập như một máy thứ 2 kết nối với máy chủ. Về editor hay producer, RAM cũng quan trọng không kém vì bạn sẽ phải chạy hình ảnh, đồ họa và âm thanh trên nhiều ứng dụng và phần mềm song song như Ps, Ai, Pre,.. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các loại laptop có 2 khe gắn ram trở lên để sau này có thể nâng cấp thêm.​

SSD


SSD sẽ là loại ổ cứng mà các bạn nên cân nhắc vì khác với HDD, SSD không chỉ lưu mà còn giúp cho tốc độ đọc dữ liệu nhanh hơn, từ đó giúp cho việc load phần mềm cũng như là tăng tốc độ laptop nhanh hơn rất nhiều so với HDD. Điều này đảm bảo cho công việc của bạn có thể hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.​

Card đồ họa


Nếu bạn là lập trình viên và đang phân vân không biết có nên chọn laptop có card đồ họa rời hay không thì có cũng được không có cũng không sao, bạn sử dụng Card Onboard vẫn code vô tư. Nhưng nếu bạn muốn vừa code vừa chơi game hoặc làm đồ họa và cần encode video thì nên mua laptop có card đồ họa rời. Riêng đối với những bạn editor và producer cần phải làm việc trên các phần mềm liên quan đến hình ảnh, video và thiết kế như các phần mềm Adobe và dựng 3D với cường độ cao và đòi hỏi chất lượng hình ảnh tốt thì các bạn nên chọn mua laptop với card đồ họa rời.​

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cân nhắc một vài dòng laptop được trang bị các bộ vi xử lý như Intel Alder Lake, Tiger Lake hay các bộ xử lý AMD với đồ họa tích hợp Radeon (AMD), Iris UHD (Intel Gen12) hay Iris Xe (Intel Gen11) mạnh mẽ vẫn dư sức đáp ứng các nhu cầu sử dụng màn hình 4K, xem video 4K, thậm chí là chỉnh sửa hình ảnh bằng Photoshop, edit video Full HD hay thậm chí 2K khá mượt mà.​

Màn hình


Đây có lẽ là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, do phải ngồi nhìn vào màn hình laptop trong thời gian dài nên việc lựa chọn cho bản thân một chiếc laptop có màn hình tốt không chỉ giúp bạn bảo vệ mắt mà còn giúp cho đôi mắt bạn không bị mỏi khi nhìn vào màn hình quá lâu. Bạn có thể chọn những chiếc laptop màn hình OLED để hạn chế ánh sáng xanh có hại cho mắt. Thêm vào đó, bạn nên chọn cho mình chiếc laptop có màn hình lớn 14 inch-16 inch để có được tầm nhìn và không gian quan sát tốt hơn. Nếu được, bạn có thể sắm luôn cho mình chiếc laptop tích hợp màn hình phụ ScreenPad hoặc ScreenPad Plus để hỗ trợ tối đa cho nhu cầu làm việc sáng tạo của bạn.​

asus-zenbook-pro-duo-15-oled-5.jpg?p=1

PIN


Nếu như bạn là người di chuyển nhiều, không làm việc cố định ở một nơi thì đây sẽ là vấn đề bạn nên cân nhắc, hãy chọn cho mình chiếc laptop có thời lượng pin khủng để có thể yên tâm làm việc ở nhiều nơi khác nhau. Còn nếu như bạn chỉ làm việc ở một nơi cố định thì bạn có thể vừa sạc vừa làm việc mà không cần quá lo lắng về vấn đề này.​
 
Last edited:

Facebook Comment