Hướng dẫn chọn mua laptop dành cho sinh viên

Nguyễn Hoàng Linh Nguyễn Hoàng Linh
Bài viết: 185 Lượt thích: 160
Việc chọn mua được một chiếc máy tính xách tay sao cho phù hợp với nhu cầu giải trí & học tập là điều đang được nhiều bạn sinh viên đại học quan tâm. Nhưng không phải ai cũng có thể tự chọn cho mình được một chiếc laptop hoàn hảo - khi mà các nhà sản xuất hiện nay liên tục đưa ra những sản phẩm mới, kèm với đó là những lời quảng cáo nghe rất “bùi tai” để thu hút người mua. Điều này lại gây thêm phức tạp cho việc chọn lựa được một sản phẩm ưng ý nếu như bạn là người chưa có kinh nghiệm.

Không phải bạn sinh viên nào cũng có ngành học, nhu cầu học tập, làm việc và giải trí giống nhau, thế nên mục đích chọn mua máy tính cũng sẽ khác nhau theo từng người. Bài viết này sẽ là hướng dẫn cơ bản giúp các bạn trẻ có được kiến thức để chọn mua được một chiếc laptop phù hợp với nhu cầu của bản thân. Tránh phung phí tiền cho một sản phẩm đắt đến mức không cần thiết hoặc không thể phục vụ được cho bạn.

Dành cho ngành Kinh tế, du lịch, sư phạm, luật...


capture-jpg.7213

Ngành học này các bạn chủ yếu sử dụng bộ công cụ Office như Word, Excel, PowerPoint và thêm chỉnh sửa ảnh nhẹ với Photoshop… nên cấu hình máy sẽ không cần phải quá mạnh mẽ. Vi xử lý Intel Core i3 U tiết kiệm điện sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho các bạn. Bộ vi xử lý này có giá thành tương đối rẻ, công suất tiêu thụ chỉ khoảng 15W giúp cho chiếc máy bạn có thể trụ được nửa ngày học mà không cần cắm sạc. Phải làm việc nhiều giờ với văn bản và slide thuyết trình cho nên lựa chọn màn hình độ giải Full-HD trở lên sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều trong công việc. Một chiếc máy tính thiết kế mỏng & nhẹ cũng sẽ là điểm cộng mà bạn nên quan tâm, với khả năng cơ động như vậy bạn có thể đem công việc của mình theo bất cứ đâu mà không phải gặp trở ngại gì.

Một điều không thể thiếu đối với một chiếc laptop ngày nay đó chính là khả năng sử dụng ổ cứng SSD. Ổ cứng SSD giúp cho chiếc máy của bạn hoạt động được mượt mà, tiết kiệm Pin và bảo vệ dữ liệu tốt hơn rất nhiều so với ổ cứng cơ HDD truyền thống. Bạn nên chọn thật kỹ các dòng laptop có khả năng dùng SSD / nâng cấp SSD để cải thiện máy hơn sau này.

Một số sản phẩm có đủ những tiêu chí trên dành cho bạn với giá chỉ từ 11,9 triệu đồng:
  • VivoBook 14 A412, VivoBook 15 A512,
  • VivoBook S14 S430, VivoBook S15 S530
  • VivoBook 15 X505…

dành cho các ngành Kỹ thuật, cơ khí, xây dựng, lập trình,..



capture1-jpg.6044

Trái ngược với khối ngành trên, ngành này yêu cầu máy tính của bạn phải có một cấu hình tương đối tốt mới có thể sử dụng được những phần mềm đặc thù, nặng về tính toán CPU như MathLab, AutoCAD, Visual Studio, Android Studio, Vmware... Cấu hình “tối thiểu” của một chiếc laptop dành cho sinh viên khối ngành kỹ thuật là vi xử lý Intel Core i5-U/H & Ryzen 5-U/H thế hệ mới nhất, bộ nhớ RAM từ 8GB trở lên (nên chọn những dòng laptop có thể nâng cấp được RAM và SSD) và tối thiểu là màn hình 15”6 inch Full-HD tấm nền IPS góc nhìn rộng để giúp hình ảnh hiển thị được rõ & tốt nhất. Bàn phím cũng là một điều rất quan trọng trên một chiếc laptop dành cho sinh viên ngành kỹ thuật. Một bàn phím có hành trình phím sâu từ 1.4mm trở lên và trang bị LED nền có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc gõ lập trình và sử dụng máy ban đêm. Những dòng máy cho dân kỹ thuật sẽ phải chịu hy sinh về trọng lượng và độ mỏng nhẹ để có được cấu hình mạnh và hệ thống tản nhiệt tốt.
Một số sản phẩm có đủ những tiêu chí trên chỉ từ 15,9 triệu đồng mà bạn có thể tham khảo:
  • VivoBook S14 S430, VivoBook S15 S530
  • ASUS F570ZD, TUF FX504,
  • ASUSTUF FX505…

Ngành thiết kế đồ họa, đa phương tiện, thời trang, điện ảnh,..



img_9894fied-jpg.6556

Các bạn thuộc nhóm ngành này nên tìm cho mình một sản phẩm laptop không những cấu hình mạnh mà còn phải có màn hình hiển thị tốt. Vì phần lớn các bạn sẽ dành thời gian sử dụng màn hình của máy để tạo ra những nội dung liên quan đến chuyên ngành cho nên màn hình sẽ là một yếu tố rất quan trọng các bạn nên cân nhắc đầu tiên. Với những công việc liên quan đến đồ họa 2D như Ps, Ai, Lr, Corel và các ứng dụng viết vẽ trên mặt phẳng 2D thì các bạn có thể chọn tối thiểu vi xử lý Intel Core i5 / Ryzen 5 dòng U và 8GB RAM trở lên. Còn với những phần mềm Render bằng CPU như Ae và Pr, bạn nên chọn máy tính Intel Core i5, i7 / Ryzen 5, Ryzen 7 dòng H đổ lên để có được hiệu năng làm việc tốt nhất. Một số phần mềm về 3D sẽ yêu cầu có card đồ họa rời để máy có thể Preview hình ảnh ở thời gian thực, cho nên bạn sẽ phải chọn các dòng máy tính sở hữu card rời Nvidia GTX /RTX hoặc Radeon RX (giá từ khoảng 15,9 triệu đồng trở lên).
ux_480-jpg.5801

Máy làm đồ họa dưới 20 triệu đồng, cấu hình tốt và màn hình IPS ở mức có thể chấp nhận được (60-69% sRGB):
  • VivoBook S14 S430, VivoBook S15 S530
  • VivoBook Flip TP412
  • ASUS F570ZD, ASUS F560UD…
Một số máy làm về đồ họa 2D với màn hình có độ phủ màu 100% sRGB trở lên mà bạn có thể tham khảo:
  • ZenBook UX431
  • ZenBook UX433, ZenBook UX533
  • ZenBook UX480, ZenBook UX580…
Một số máy làm về Render hoặc đồ họa 3D với màn hình tốt và cấu hình mạnh mà bạn có thể tham khảo:
  • TUF FX505/705
  • ROG GL553
  • ROG GL503
  • ROG GV731…
Chúc Các bạn tìm được chiếc laptop phù hợp với nhu cầu của mình.

Nguyễn Hoàng Linh
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment