Đánh giá chi tiết ASUS VivoBook A412F: Thiết kế nhẹ, mở ứng dụng nhanh nhờ Inte Optane thế hệ mới

Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
ASUS VivoBook được biết đến là một trong những dòng laptop sở hữu thiết kế đẹp mắt, với kiểu dáng phù hợp với nhiều đối tượng người dùng và khiến ai ai cũng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Điều này cũng không ngoại lệ với ASUS VivoBook A412F (EK379T). Không chỉ vậy, chiếc ASUS này còn sở hữu SDD 512 GB + Intel Optane 32 GB và mang đến khả năng mở tác vụ cực kì nhanh chóng.
Tốc độ mở ứng dụng siêu nhanh

Ngay khi khởi động ASUS VivoBook A412F lên thì mình đã kiểm tra thông số cấu hình của chiếc laptop này. Với mức giá hơn 17 triệu đồng này thì ASUS đã trang bị một bộ xử lý Core i5 - 10210U (gen 10) với GPU Intel UHD Graphics hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm chơi game mượt mà với mức setting trung bình. Ngoài ra, với RAM 8 GB thì bạn có thể mở cùng lúc đến 20 tab Chrome một cách dễ dàng.
a95_800x599-jpg.10020
Nhưng điểm nhấn của cấu hình ASUS VivoBook A412F không nằm ở bộ xử lý Core i5 - 10210U mà nằm ở ổ cứng của chiếc laptop. Như ở phần đầu bài viết mình có nói thì thiết bị tự hào khi được được trang bị ô cứng SSD 512 GB + Intel Optane 32GB (H10). Do đó, hứa hẹn rằng khả năng mở ứng dụng sẽ vô cùng nhanh chóng với thời gian load cực kì cao.

Để cho các bạn đọc giả có cái nhìn khách quan hơn thì mình đã sử dụng phần mềm CrystalDiskMark để đo tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD 512 GB + Intel Optane 32GB (H10). Kết quả thu được là ổ cứng đạt tốc độ đọc là 2.515 MB/s và tốc độ ghi ở mức 1.134 MB/s. Theo mình thì với cấu hình này bạn có thể sử dụng cùng lúc nhiều công cụ như: Photoshop, Lightroom... kết hợp cùng với việc mở các tác vụ Chrome, Coccoc.
a99_800x573-jpg.10021
Tốc độ mở ứng dụng thật sự rất nhanh chóng và cụ thể mình chỉ mất hơn 8 giây để khởi động máy. Nhờ có ổ cứng SSD 512 GB + Intel Optane 32GB (H10) mà khoảng thời gian mở các ứng dụng thông thường như: PowerPoint, Word, Excel chỉ mất tầm 0.98 - 1.55 giây mà thôi. Riêng hai phần mềm Adobe còn lại thì mất lần lượt là 3.73 giây (Photoshop) và 8.08 giây (Lightroom).
a91_800x666-jpg.10022
Nhưng, tình trạng delay thì vẫn diễn ra. Mặc dù không thường xuyên nhưng việc lag, đơ máy sẽ khiến công việc bị gián đoạn trong một thời gian. Như bạn có thể thấy ở bức hình bên dưới, mình dường như không mở nhiều tác vụ và chỉ có mỗi Photoshop là nặng, tuy nhiên máy vẫn bị "đứng hình mất 5 giây".
a93_800x450-jpg.10023
Cùng với đó là việc giới hạn lại TDP của con chip i5-10210U ở mức trung bình dưới 7W là một nhược điểm khiến VivoBook A412F khó có thể duy trì hiệu năng trong một thời gian dài. Như trong video dưới đây bạn đọc có thể thấy công suất điện tiêu thụ tối đa chỉ đạt ~7W mà trong khi đó mình có test qua một vài mẫu laptop sử dụng chip U khác thì để chơi ổn định tựa game Liên Minh Huyền Thoại ở setting thấp nhất thì chip phải đạt công suất điện ngưỡng 8W trở lên để có thể duy trì hiệu năng ổn định. VivoBook A412F đã giảm công suất điện tiêu thụ có lẽ là để đảm bảo nhiệt độ mát không quả nóng bởi ở phân khúc mà A412F hướng đến là những người làm văn phòng và giải trí cơ nhất có thể (xem phim, đọc truyện,...) chứ để chơi được ổn định những tựa game e-sports hiện nay e là hơi quá sức.
Bên cạnh việc đánh giá qua trải nghiệm thực tế thì mình còn đo hiệu năng qua một số phần mềm quên thuộc, điểm hình như là GeekBench 5. Trong bài test CPU của VivoBook A412F thì phần mềm này đã cho kết quả lõi đơn đạt 254 điểm, trong khi đó thì đa lõi đạt 966 điểm.
a97_800x521.jpg
Còn ở bài test hiệu năng của laptop thì phần mềm này cho kết quả là 1.366 điểm. Một con số thật sự không ấn tượng cho lắm và còn hơi thấp, điều đó cũng chứng minh rằng đây không phải là một thiết bị mạnh về chơi game. Tất nhiên, mọi trải nghiệm chỉ dừng lại ở mức tương đối mà thôi.
a97_800x521.jpg
Thiết kế vừa tay, thích ngay từ đầu

Thật ra thì dòng ASUS VivoBook này mình đã làm rất nhiều bài đánh giá rồi, do đó mình sẽ nói lên những ưu / nhược điểm khách quan của chiếc ASUS VivoBook A412F. Điểm đầu tiên ở thiết kế mà mình ưng ý nhất chính là thiết kế nhỏ gọn và vừa tay, giúp cho việc cầm nắm sản phẩm hay mang theo bên mình cũng vô cùng dễ dàng.
dsc09155_1280x720-800-resize.jpg
Việc cầm máy bằng một tay hay hai tay đều dễ rất dễ dàng bởi trọng lượng nhẹ. Không chỉ vậy, nhờ có kích thước gọn gàng mà mình bỏ máy vào balo cũng không gặp bất kì khó khăn gì. Độ dày của bàn phím cũng chỉ có 19.5 mm thôi nên máy cũng không cộm lên quá đâu.
Mỗi một dòng sản phẩm đều có đặc trưng riêng và VivoBook cũng không ngoại lệ. Cụ thể, chiếc ASUS VivoBook A412F sở hữu bề mặt lưng với màu bạc óng ánh, toát lên vẻ sang trọng. Không chỉ vậy, mặt lưng còn rất khó bám vân tay nên bạn cứ yên tâm mà cầm nắm thoải mái nhé.
dsc09107_1280x720-800-resize.jpg
Thiết kế của các viền cạnh xung quanh khá đơn giản nhưng vẫn mang đến cảm giác sanh chảnh khi sử dụng hằng ngày. Các góc máy thì đều được bo tròn, trong khi mặt lưng và mặt đáy thì được làm cong về các cạnh bên trông hài hòa và ưa nhìn. Bạn có thể xem toàn bộ thiết kế VivoBook A412F trong bức hình dưới đây:
dsc09090_1280x720-800-resize.jpg

dsc09116_1280x720-800-resize.jpg

dsc09117_1280x720-800-resize.jpg

Về kết nối thì ở cạnh trái của VivoBook A412F ta sẽ thấy có cổng nguồn, HDMI, USB, USC-C và một cổng cắm âm thanh 3.5 mm. Có vẻ như ở cạnh trái có đầy đủ các cổng với nhiều chức năng khác nhau.
dsc09078_1280x720-800-resize.jpg
Còn ở phần cạnh phải thì sao? VivoBook A412F sẽ có thêm một cổng USB nữa, đèn thông báo (cạn / sạc / đầy pin) và có khe cắm thẻ nhớ - một trong những yếu tố đang dần bị cắt giảm trên các sản phẩm cao cấp.
dsc09089_1280x720-800-resize.jpg
Màn hình ổn, màu sắc thích mắt

Do kích thước tổng thể nhỏ gọn nên ASUS VivoBook A412F chỉ được trang bị màn hình 14 inch mà thôi. Tuy nhiên mình cảm giác như màn hình này rất to luôn ấy vì các viền cạnh xung quanh đều được ASUS cắt giảm đi nhiều. Hai viền cạnh bên của màn hình chỉ dày 5 mm, trong khi đó thì viền cạnh trên chỉ dày 9 mm khiến cho tấm nền trở nên to hơn, mang đến không gian hiển thị rộng lớn và đã hơn nhiều. Đây có lẽ là một trong những điểm đáng khen nhất dành cho ASUS khi hãng đang ngày càng tận dụng tối đa những gì có thể nhằm mang đến trải nghiệm tuyệt nhất cho người dùng.
dsc09128_1280x720-800-resize.jpg
Độ phân giải màn hình thì dừng lại ở mức Full HD nhưng theo mình với tầm giá này, như vậy đã quá đủ với ASUS VivoBook A412F rồi. Bản thân mình cảm thấy độ phân giải này vẫn mang đến hình ảnh sắc nét, chân thật và sống động, nhất là khi bạn dùng máy để xem các phim bom tấn. Màn hình máy cũng được tích hợp công nghệ chống chói nữa, nhưng thật ra mình thấy công nghệ này vẫn mang đến độ hiệu quả cao. Cụ thể thì khi mình mang laptop ra ngoài trời để làm việc thì các chi tiết trên màn ảnh tối om. Hi vọng rằng công nghệ chống chói trên các sản phẩm của dòng VivoBook sẽ ngày càng được phát triển.
dsc09123_1280x720-800-resize.jpg
Bàn phím và Touchpad

Hành trình phím thì cũng không dài cho lắm và các bạn sẽ hoàn toàn không thấy phím số nằm ở phần bên phải. Tuy vậy, các thao tác gõ chữ, chạm đều rất mượt mà và thoải mái nhờ khoảng cách các nút rất thoáng. Đây là một điểm cộng rất lớn và gây ấn tượng với người dùng, nhất là ở lớp trẻ và đối tượng nhân viên văn phòng. Trong suốt một tuần sử dụng thì mình không cảm thấy khó khăn một chút nào. Nhưng thật ra cũng không hẳn là không gặp khó khăn, vì chiếc máy này hoàn toàn không có đèn phím nên mình không thể sử dụng chiếc VivoBook A412F trong môi trường thiếu sáng. Với những bạn thường xuyên sử dụng laptop cho công việc, học tập như mình thì đây quả là một thiếu sót lớn.
dsc09075_1280x720-800-resize.jpg
Bù lại nhược điểm đó, ASUS đã tích hợp công nghệ Ergolift giúp nâng phần bàn phím lên một góc 2 độ (so với mặt bàn). Công nghệ này không chỉ giúp cho việc sử dụng bàn phím tốt hơn mà còn giúp cho người dùng thấy rõ nút phím hơn.
dsc09154_1280x720-800-resize.jpg
Sang đến Touchpad, êm ái và mượt mà là những cụm từ mà mình dành cho bàn Touchpad của VivoBook A412F. Mình sử dụng rất trơn tru và không hề cảm thấy bị rít, nhờ đó mà công việc của mình được xử lý nhanh chóng và ít trễ deadline hơn hẳn luôn đó. Ngoài ra thì bàn di chuột của VivoBook A412F còn có thêm cảm biến vân tay nằm ở góc bên phải. Cảm biến này giúp nâng cao bảo mật và tạo cảm giác yên tâm hơn khi lưu trữ dữ liệu quan trọng trên chiếc laptop.
dsc09099_1280x720-800-resize.jpg
Tản nhiệt

Về thiết kế thì phần tản nhiệt của ASUS VivoBook A412F nằm ở mặt lưng của bàn phím và hướng thoát nhiệt sẽ thổi lên phần bàn phím. Phần tản nhiệt này sẽ không bị che khuất khi gập máy lại và bạn sẽ thấy rõ khi cầm chiếc máy trên tay. Thiết kế tản nhiệt ở phần mặt lưng hiện đang là một xu hướng, tuy nhiên nhiều thiết bị hiện tại đang có phong cách khác khi tích hợp tản nhiệt ở hai cạnh bên chẳng hạn.
dsc09113_1280x720-800-resize.jpg
Tất nhiên, mình cũng đã to tản nhiệt của chiếc laptop này qua một phần mềm quen thuộc là AIDA64. Mình đã mở đến 20 tab Chrome, sử dụng cùng lúc Lightroom và Photoshop, đồng thời chiến luôn tựa game Liên Minh Huyền Thoại thì phần mềm cho kết quả đo lên đến 90 độ C.
a92_800x595-jpg.10024
Thời lượng pin

Về thời lượng pin thì mình đo bằng phần mềm BatteryMon quen thuộc. Trong điều kiện độ sáng màn hình ở mức 80%, loa ngoài tùy chỉnh, wifi mở liên tục và sử dụng các tác vụ văn phòng bình thường, mình đã thu được kết quả thời lượng pin của ASUS VivoBook A412F là 4 tiếng 35 phút.
a98_800x623-jpg.10025
Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy theo cách mà bạn sử dụng chiếc máy. Như với bản thân mình là một người thường xuyên sử dụng Photoshop, Lightroom,...thì thời lượng của chiếc máy đạt kết quả như ảnh ở trên. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng để làm PowerPoint cho các bài thuyết trình, gõ văn bản với Word hay đơn giản chỉ lướt Web hoặc xem YouTube,.. thì mình tin chắc thời lượng ASUS VivoBook A412F còn hơn thế nữa.
Âm thanh

Cuối cùng là về phần âm thanh. Theo đó, ASUS VivoBook A412F được tích hợp phần loa nằm ở bên dưới đáy máy và cụ thể thì được đặt sát ở hai bên phần cạnh của laptop. Còn về công nghệ âm thanh thì như thế nào? Có thể bạn chưa biết thì chiếc laptop được tích hợp công nghệ SonicMaster độc quyền của ASUS.

dsc09118_1280x720-800-resize.jpg
Công nghệ âm thanh SonicMaster làm cho âm thanh trở nên rõ ràng, lọc bỏ tiếng ồn, âm bass sâu, chân thực và sinh động... Ngoài ra còn tích hợp bộ chỉnh Wizard Audio, mang đến những âm thanh ổn áp hơn và chỉnh chu hơn. Tuy nhiên, âm thanh vẫn chưa thật sự to cho lắm nên nếu bạn muốn nghe rõ MV, bạn buộc lòng phải dùng thêm tai nghe.
Tổng kết

Ưu điểm:
  • Thiết kế nhỏ gọn vừa tay.
  • Thời lượng pin hơn 4 tiếng đồng hồ.
  • Khởi động ứng dụng nhanh chóng nhờ Intel Optane 32GB (H10).
Nhược điểm:
  • Không có đèn phím.
  • Cấu hình chỉ dừng lại ở mức tạm ổn.
Nếu có hứng thú, bạn đọc có thể tham khảo giá của Vivobook A412F tại đây


Theo: thegioididong
 
Last edited:

Facebook Comment