Bài trước: [Review] Zenbook 15 UX534F - Ultrabook với hiệu năng gaming
Nhìn qua một chút về bên trong của máy, ta sẽ thấy được 2 quạt tản nhiệt, điều này đối với một chiếc Ultrabook với hiệu năng khá mạnh bên trong như Zenbook 15 UX534 có ý nghĩa rất lớn khi nó giúp lưu thông không khí cũng như đẩy khí nóng ra bên ngoài được nhiều hơn, tăng hiệu quả tản nhiệt nhằm duy trì hiệu năng của máy. Thứ có thể nâng cấp duy nhất bên trong máy là SSD với khe M.2 tiêu chuẩn, RAM được hàn chết trên main.
Cấu hình thực hiện bài benchmark
- CPU: Intel Core i7-10510U
- GPU: GTX 1650 Max-Q 4GB VRAM GDDR5 (GPD 35W)
- RAM: 16GB DDR4
- Ổ cứng: 1TB SSD NVMe Samsung PM981
kết quả Benchmark
Khả năng xử lý của CPU i7-10510U khi làm các công việc bình thường như lướt web, xem Netflix, chỉnh sửa văn bản, xem video trên Youtube,... Nhìn chung là rất nhanh và mát
Chấm điểm CPU i7-10510U trên Zenbook 15 UX534 bằng Cinebench R15 ở 3 điều kiện:- Nguyên bản (chưa chỉnh sửa thông số đầu vào của điện áp)
- Undervolt -60mV
- Undervolt -60mV và chạy khi không cắm sạc (on battery)
Benchmark trên 1 số phần mềm khác (chế độ pin là High-Performance):
- Khi chưa undervolt:
- 3DMark 13 – Fire Strike: 6519 (Graphics – 7435, Physics – 9314)
- 3DMark 13 – Time Spy: 2888 (Graphics – 2807, CPU – 3458)
- Uniengine Superposition – 1080p Medium: 5597
- GeekBench 4.4.2 64-bit: Single-Core: 5003, Multi-core: 14883
- GeekBench 5.0.1 64-bit: Single-Core: 1195, Multi-core: 3849
- CineBench R15 (best run): CPU Mutil Core 713cb, CPU Single Core 171cb
- CineBench R20 (best run): CPU 1525cb
- x264 HD Benchmark 4.0 32-bit: Pass 1 – 172.02fps, Pass 2 – 42.24fps
- x265 HD Benchmark 64-bit: 80.86s
- Undervolt -60mV:
- 3DMark 13 – Fire Strike: 6430 (Graphics – 7227, Physics – 10213)
- 3DMark 13 – Time Spy: 2913 (Graphics – 2803, CPU – 3756)
- Uniengine Superposition – 1080p Medium: 5536
- PCMark 10: 4881 (Essentials – 8983 , Productivity – 7204 , Digital Content Creation – 4876)
- PassMark: Rating: 4655, CPU mark: 10919, 3D Graphics Mark: 6002
- GeekBench 4.4.2 64-bit: Single-Core: 5358, Multi-core: 16920
- GeekBench 5.0.1 64-bit: Single-Core: 1228, Multi-core: 4000
- CineBench R15 (best run): CPU Multi Core 736cb, CPU Single Core 180cb
- CineBench R20 (best run): CPU Multi Core 1609cb, CPU Single Core 419cb
- x264 HD Benchmark 4.0 32-bit: Pass 1 – 182.68fps, Pass 2 – 44.46fps
- x265 HD Benchmark 64-bit: 77.12s
Với hiệu năng như vậy, Zenbook 15 UX534 hoàn toàn có thể đáp ứng được hầu hết những công việc từ nhẹ tới nặng của bạn như các tác vụ văn phòng cho đến chỉnh sửa video nghiệp dư, dựng 3D ở mức trung bình.
Chơi game (máy đã undervolt -60mV, chế độ pin là High-Performance):Settung game | FHD Low | FHD High | UHD Low |
---|---|---|---|
Bioshock Infinite | 162 fps | 136 fps | – |
Far Cry 5 | 57 fps | 46 fps | 19 fps |
Middle Earth: Shadow of Mordor | 92 fps | 66 fps | 25 fps |
Rise of Tomb Raider | 38 fps | 31 fps | 24 fps |
Shadow of Tomb Raider | 53 fps | 36 fps | – |
The Witcher 3: Wild Hunt | 72-94 fps | 42-62 fps | 23-30 fps |
So sánh với một số mẫu laptop khác: Zenbook UX434 (Core i7 U + MX250 10W), ZenBook UX533 (Core i7 U + GTX1050 35W):
Mẫu máy + setting game | UX534 FHD High | UX433 FHD Low | UX533 FHD Ultra |
---|---|---|---|
Bioshock Infinite | 136 fps | 77 fps | 114 fps |
Far Cry 5 | 46 fps | 23 fps | 24 fps |
Middle Earth: Shadow of Mordor | 66 fps | 50 fps | 57 fps |
Rise of Tomb Raider | 31 fps | 32 fps | 24 fps |
Shadow of Tomb Raider | 36 fps | 8 fps | – |
The Witcher 3: Wild Hunt | 42-62 fps | 27-38 fps | 24-32 fps |
Về nhiệt độ thì Zenbook 15 UX534 nằm ở ngưỡng an toàn đối với 1 mẫu Ultrabook mỏng nhẹ với 85-90 độ của CPU và 78-80 độ của GPU. Trong khi đó, xung nhịp của CPU dao động từ 3.3-3.5GHz còn GPU là từ 1275 - 1800MHz, rất cao.
Chơi game bằng pin trên mẫu laptop này có được không? Hoàn toàn là được vì lúc này CPU bị giới hạn lại ở mức 15W còn GPU là 30W và ở mức này bạn vẫn có thể chơi tốt những tựa game e-Sport hiện nay tuy nhiên máy sẽ hết pin chỉ trong vòng 1h vì thế nếu có chơi game thì hãy cắm thêm cả sạc vào nữa nhé.
Nhiệt độ và độ ồn:Zenbook 15 UX534 được trang bị 2 quạt 5V cùng 2 ống đồng tản nhiệt, còn về hiệu quả tản nhiệt của máy có lẽ từ những bài Benchmark ở trên thì bạn đọc hoàn toàn có thể tự đánh giá được hiệu quả tản nhiệt của mẫu laptop này như thế nào. Rất tốt phải không? Trong qua trình kiểm tra, khi cho máy chạy hết công suất thì nhiệt độ cao nhất đo được ở phần mặt trong của máy là 45 độ (nơi ngay cạnh khe thoát gió), còn mặt dưới là 47 độ (cũng ngay phần khe thoát gió).
Về độ ồn thì có lẽ phải khẳng định rằng Zenbook 15 UX534 thật sự yên tĩnh. Với các tác vụ nhẹ như xem youtube, netflix, lướt 1 vài tab web, chỉnh sửa văn bản cơ bản thì độ ồn thu được ở mức 35-36dB, gần như là bạn sẽ không thể nghe thấy tiếng quạt gió. Còn khi chơi game, thực hiện các tác vụ nặng thì lúc này độ ồn của quạt gió mới nhích lên 40-41dB, bạn đã có thể nghe thấy tiếng quạt gió rõ hơn nhưng nó không quá gầm rú, quá ồn như laptop gaming. Nếu bạn không thích tiếng ồn của quạt gió thì chỉ cần đeo tai nghe vào và mở 1 bài hát, hoặc gì đó với mức âm lượng khoảng 12-14 thôi là bạn đã không còn nghe thấy tiếng quạt gió kêu nữa rồi.
Tổng kết lại, với hiệu năng của i7-10510U và GTX1650 MaxQ, Zenbook 15 UX534 hoàn toàn có thể chơi tốt các game e-Sport hiện tại như PUBG với mức setting trung bình, liên minh huyền thoại với max setting, Call of Duty: Warzone low setting hay CS:GO là high setting mà fps vẫn ổn định ở mức 60. Tuy nhiên, nếu bạn là người cần fps thì có thể giảm setting và các thiết lập về khử răng cưa, độ chi tiết xuống, lúc này fps sẽ tăng lên 1 cách đáng kể. CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- Review ASUS Zenbook S14 (UX5406) và Lý Do Chiếc Laptop AI 14 inch Này Vẫn Đáng Mua Tại 2025
- Khám phá sức mạnh của ASUS Zenbook A14 - Laptop mỏng nhẹ dưới 1kg!
- Có nên mua laptop mỏng nhẹ dưới 1kg - có bền và mạnh không?
- ASUS Zenbook AI: Chuẩn Mực Laptop Mỏng Nhẹ Cấu Hình Chip Mạnh Tốt Nhất 2025
- ASUS Zenbook 14 và DUO: Những Laptop AI Intel Core Ultra Series 2 Cân bằng Hiệu Quả Tốt Nhất