1. Màn hình phụ:
ScreenPad có thể được sử dụng không khác như một màn hình cắm rời. Thêm không gian hiển thị, tức là bạn có thể mở thêm ứng dụng hoặc trình duyệt để lướt Web mà không cần phải chuyển nội dung đang hiển thị trên màn hình chính. Màn hình phụ ScreenPad còn có thể thay đổi độ sáng để cho phù hợp với môi trường làm việc xung quanh. Nếu bạn không sử dụng tới ScreenPad, màn hình này có thể được tắt để tiết kiệm pin nhưng vẫn đảm bảo chức năng của một bàn di chuột laptop thông thường.
2. Stream Game:
Một trong những việc được giới game thủ ưa thích đó chính là chia sẻ những khoảnh khắc đang được diễn ra. Với một màn hình IPS LCD phụ như ScreePad, các bạn có thể mở phần mềm Stream hoặc phần mềm Chat nhóm ở ngay bên dưới mà không làm gián đoạn cuộc chơi. Màn hình phụ ScreenPad cũng giúp bạn dễ dàng theo dõi những cài đặt của phần mềm Stream, những comment đang được đăng tại Video, cũng như kết hợp với thiết bị Stream Desk đế có thể chuẩn bị một nội dung khác để hiển thị trong lúc Stream như một dân Streamer chuyên nghiệp.
3. Trình chơi nhạc và xem phim:
Còn gì thú vị hơn khi bạn có thể vừa làm vừa tận hưởng một bộ phim hoặc bản nhạc yêu thích? Màn hình ScreenPad có thể cho phép người dùng điều khiển bài hát và video đang chạy trong màn hình bao gồm cả lựa chọn bài hát & thay đổi âm lượng.
ScreenPad còn hỗ trợ chơi Media trên những phần mềm bên thứ ba như Spotify hoặc trình duyệt Chrome.
4. Hỗ trợ Microsoft Office:
Nếu hay phải làm việc với Office thì bạn sẽ cực kỳ thích sự hữu dụng của màn hình ScreenPad. Thay vì phải nhớ thật nhiều những tổ hợp phím tắt có trong Microsoft Office, màn hình ScreenPad giúp bạn có được những lối tắt hay được sử dụng ở ngay đầu ngón tay. Với lợi thế là một màn hình cảm ứng, bạn có thể trực tiếp tạo chữ ký điện tử ngay trên tài liệu của mình trước khi lưu. ScreenPad còn giúp bạn thuyết trình dễ dàng hơn nhờ vào việc hiển thị ghi chú, nhắc lời hoặc hình ảnh của slide tiếp theo lên màn hình phụ.
5. Chơi games:
Với kích thước màn hình tương đương một chiếc điện thoại, màn hình ScreenPad là nơi hoàn hảo giúp bạn giải trí những lúc "ngứa tay". Các tựa game có thể chơi được trên màn hình ScreenPad bao gồm Web game, game trên Microsoft Store hoặc thậm chí Game Android được truyền từ điện thoại di động của bạn thông qua tính năng ASUS Sync.
Màn hình ScreenPad trên ZenBook UX434.
6. Và vô vàn những tiện ích đi kèm dành riêng cho ScreenPad:
Bạn có thể khám phá được rất nhiều những tính năng hữu ích với màn hình ScreenPad trong quá trình sử dụng. Với khả năng tùy biến và kho ứng dụng dành riêng cho hệ thống ScreenPad, bạn có thể thỏa sức tải và sử dụng những tính năng hỗ trợ cho công việc hàng ngày. Lịch làm việc, máy tính số, bàn phím số phụ, bản vẽ cảm ứng, nhập liệu giọng nói,... là một trong những vô vàn tính năng ASUS đã tích hợp lên ScreenPad, với hứa hẹn phát triển thêm nhiều ứng dụng nữa trong tương lai.
Một số model laptop ASUS tích hợp màn hình ScreenPad hiện nay: VivoBook S432, S532 với mức giá khoảng 20 triệu đồng, UX334, UX434, UX534 với mức giá từ 23 đến 30 triệu đồng, với các sản phẩm cao cấp bao gồm ZenBook UX481, UX581 & UX563, ... với mức giá từ 30 triệu đồng trở lên.
Nguyễn Hoàng Linh
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- Top 4 Laptop AI Phiên Bản Giới Hạn Độc Quyền Tại ASUS Store Năm 2025
- Top 4 laptop mỏng nhẹ dưới 1.5kg cao cấp 2025
- Đâu là laptop ASUS 16 inch 2025 giá tốt và đáng mua? Gợi ý 5 sản phẩm phù hợp phân khúc sinh viên
- Laptop 16 inch nhưng chỉ 1,5 kg đổ lại - có nên mua?
- Phân Biệt ASUS Zenbook, Vivobook & Expertbook Các Dòng Laptop ASUS Tốt Nhất Hiện Nay, và Dành cho Ai ?