TOP CÁC CPU ĐƯỢC XẾP HẠNG HIỆU NĂNG TỐT NHẤT 2020

nguyenhung9x nguyenhung9x
Bài viết: 1,235 Lượt thích: 547
CPU mà anh em đang sử dụng sẽ chiếm một phần quan trọng trong hiệu năng tổng thể của bộ PC, và có thể nói đây là linh kiện quan trọng nhất trong dàn máy. Nhưng khi anh em ra tiệm mua CPU thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều mẫu mã, thông số.

vIdnJ81.png

Anh em có thể tham khảo qua danh sách top 8 CPU tốt nhất nửa đầu 2020 để anh em thỏa mãn đam mê chiến game của mình.
- AMD Ryzen 5 3600X – CPU tốt nhất để chơi game
- AMD Ryzen 3 3200G – CPU giá bình dân tốt nhất để chơi game
- Intel Core i9-10900X – CPU cao cấp tốt nhất để chơi game
- Intel Core i5-10600K – CPU tầm trung tốt nhất để chơi game
- AMD Ryzen 9 3950X – CPU tốt nhất để chơi game và biên tập video
- Intel Pentium Gold G6400 – CPU giá mềm nhất để chơi game
- AMD Ryzen Threadripper 3960X – CPU HEDT tốt nhất để chơi game
- AMD Ryzen Threadripper 3990X – CPU tốt nhất để chơi game và stream
Nhưng nếu muốn có một cái nhìn toàn cảnh hơn về hiệu năng của từng con chip thì bên dưới sẽ là danh sách cấp bậc CPU cho anh em tham khảo.

Cấu hình máy test

alo-1606228704243906444647.png
Về phía Intel thì sẽ có những con chip thế hệ 7 (Kaby Lake), 8 (Coffee Lake), 9 (Coffee Lake), 10 (Comet Lake) còn AMD thì có những con chip Ryzen và Threadripper thuộc cả 4 thế hệ. Các tựa game được thử nghiệm bao gồm Grand Theft Auto V, Hitman 2, Final Fantasy XV, và World of Tanks. Còn hiệu năng trong các tác vụ thiên về công việc thì sẽ được chia làm 2 nhóm là hiệu năng đơn luồng và đa luồng. Con chip mạnh nhất sẽ là 100, rồi những con yếu hơn sẽ lấy nó làm tham chiếu.

Hiệu suất chơi game

alo4-1606228909621105429346.png
Trong bài test hiệu năng chơi game thì tom’s HARDWARE sử dụng GPU NVIDIA GTX 2080 Ti và chiến game ở độ phân giải HD. Anh em có thể bất ngờ khi thấy rằng có mấy con chip giá thấp hơn nhưng lại được xếp hạng cao hơn so với những người anh em của mình. Chẳng hạn, Core i7-9700K lại nhỉnh hơn Core i9-9900K trong danh sách này bởi vì nó có hiệu năng cao hơn trong một số game vì không có tính năng Hyper-Threading. Tuy nhiên, tùy theo ứng dụng mà những con chip cao cấp hơn vẫn cho ra hiệu năng cao hơn.

Hiệu năng đơn luồng

alo7-16062290423411912636224.png
Hiệu năng đơn luồng thường sẽ liên quan mật thiết đến trải nghiệm khi sử dụng PC với các tác vụ thường nhật, chẳng hạn như lướt web hoặc mở một ứng dụng nào đó. Hiệu năng đơn luồng phần lớn sẽ phụ thuộc vào con số IPC (instruction per cycle – số chỉ thị mỗi nhịp) và xung nhịp. Tuy nhiên, những yếu tố khác như bộ nhớ đệm, kiến trúc, và các liên kết (interconnects) cũng có tác động đến hiệu năng chứ không phải là không có. Vì thế cho nên xung nhịp, trong trường hợp này, không phải là tất cả. Chính xác hơn thì hiệu năng sẽ thay đổi tùy thuộc vào tác vụ và tùy thuộc vào mức độ tối ưu đối với một kiến trúc CPU nhất định.

Hiệu năng đa luồng

alo8-16062291563541465463253.png
Cũng tương tự như hiệu năng đơn luồng, hiệu năng đa luồng sẽ thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra thì nó còn tùy thuộc vào chuyện phần mềm có khai thác tối đa được những CPU nhiều nhân hay không. Do đó, nếu chỉ dựa vào số nhân/luồng thì anh em sẽ thấy bảng kết quả bên trên có một vài chỗ hơi kì. Thường thì hiệu năng sẽ tăng không đồng đều với việc thêm nhân nhân/luồng, chẳng hạn như x2 số nhân chưa chắc đã x2 hiệu năng.

Do đó, anh em cần phải xem mình sử dụng những phần mềm gì, từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác hơn cho nhu cầu của mình.Đặc biệt, đối với Threadripper với số lượng nhân thuộc hàng khủng khiếp, hầu hết là nó đứng ở tốp đầu, nhưng đối với một số tác vụ không tối ưu tốt cho CPU nhiều nhân/luồng hoặc cho kiến trúc thì Threadripper lại bị tụt hậu.
Nguồn Tom’s HARDWARE biên dịch Gearvn
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment