Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
Surface Pro 7, Kindle Fire HD 10, PlayStation 5, tất cả những thiết bị mới ra mắt gần đây từ mọi hãng lớn nhỏ, từ smartphone tầm trung đến cao cấp đều đã chuyển sang dùng cổng USB-C thay cho cổng microUSB truyền thống. Thiết bị dùng USB-C và cả phụ kiện giờ đã bán đầy trên thị trường, từ các hãng không tên tuổi cho đến những cái tên nổi tiếng như Anker, Mophie, Belkin đều có thể tìm mua được dễ dàng.

Thực ra cổng USB-C đã bắt đầu bước chân ra thị trường thiết bị tiêu dùng từ năm 2015 với sự xuất hiện của chiếc MacBook 12" rồi, nhưng khi đó vẫn còn thiếu thốn phụ kiện, cáp chuyển lắm. 4 năm sau đó, MacBook đã bị khai tử, và di sản lớn nhất nó để lại cho chúng ta chính là sự khai sinh của thời đại USB-C. Tất nhiên, đi đầu thì luôn khó khăn, nhưng phải có kẻ đi đầu thì mới có những người theo sau. Nhà sáng lập công ty nghiên cứu Moor Insights & Strategy, Patrick Moorhead, chi sẻ: "USB-C đã gần như trở thành chuẩn chung của ngành công nghiệp sản xuất ra các thiết bị điện toán cá nhân và các thiết bị có khả năng kết nối". Chữ "gần như" này vẫn nên được sử dụng để nói về một số ngoại lệ đáng quan tâm, chẳng hạn như iPhone giờ vẫn chưa dùng USB-C chẳng hạn, nhưng nhìn chung thì USB-C đã là cổng kết nối mặc định trên hầu hết các thiết bị di động hay cũng như là bắt buộc phải có trên một số desktop đời mới được ra mắt gần đây.
asus-rog-phone-2-jack-jpg.8456

Lý do để cổng USB-C trở nên phổ biến thật ra rất đơn giản: nó tốt hơn cổng microUSB về mọi mặt. Nó cho phép bạn cắm mặt trên dưới đều được, bạn có thể dùng cục sạc laptop để sạc smartphone, nó hỗ trợ dòng sạc nhanh 18W hay thậm chí là trên 100W. Nó có thể truyền cả dữ liệu lẫn hình ảnh nên bạn chỉ cần 1 sợi cáp là có thể dùng laptop với màn hình ngoài. Bạn thậm chí còn không cần cắm cáp sạc riêng vì cùng 1 sợi dây đó đã đủ cấp điện cho laptop. Dù là chuẩn phổ biến nhưng USB-C cũng có vài cái khó chịu. Ví dụ như sạc nhanh, Hiệp hội USB đã đưa ra cấu hình Power Delivery để sạc nhanh và sạc các thiết bị cỡ lớn nhưng các hãng vẫn thường dùng công nghệ của riêng mình. Qualcomm có Quick Charge, Samsung có Adaptive Fast Charging, Oppo có VOOC... Kết quả là người dùng "lãnh đủ" vì mua cục sạc không tương thích với điện thoại, hoặc thậm chí dây sạc cũng không tương thích. Máy của bạn vẫn sạc, vẫn vào điện đấy, chỉ là nó không sạc nhanh được thôi.
adaptive-fast-charge-66-jpg.8455
Tình hình đang dần được cải thiện, nhưng việc mua một sợi cáp USB-C hay cục sạc USB-C từ bên thứ 3 giờ vẫn khó khăn, nhất là với người dùng không rành công nghệ. Và hiệp hội USB nhận thức được về điều này: "Rõ ràng có những mối lo lắng và sự khác biệt ngày càng lớn về cách các nhà sản xuất triển khai thiết bị USB-C, nhưng chúng tôi kỳ vọng rằng điều này sẽ giảm bớt và các hãng sẽ quay về dùng các chuẩn chung khi mà thị trường đòi hỏi một tiêu chuẩn nhất định". Nói cách khác, nếu khách hàng phàn nàn đủ nhiều về sự rối rắm của thị trường USB-C thì các nhà sản xuất sẽ quay lại dùng chuẩn chung.
rog-phone-vesper-29-jpg.8457

Cáp USB C to C của ROG Phone II hỗ trợ sạc nhanh PD 3.0 30W
Hiệp hội USB không thể ép các nhà sản xuất làm theo chuẩn chung, nhưng Google thì có thể làm điều đó vì họ nắm cả hệ điều hành lẫn quyền truy cập vào các dịch vụ phổ biến của mình, đặc biệt là Google Play. Mới đây Google yêu cầu các OEM làm máy Android 10 phải dùng chuẩn Power Delivery, hạn chế dùng các công nghệ tùy biến. Phải ép như vậy thì các OEM mới làm theo. Xem thêm về Power Delivery





Tham khảo: tinhte
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment