Review về ROG Phone 5, các phụ kiện và mong muốn ở đời sau

17/2/20
2
0
1
28
#1
Chào các bác, hôm nay mình rảnh rỗi nên viết bài nhận xét về ROG Phone 5. Mình dùng em nó cũng được 1 năm rồi, trước đây mình cũng có dùng ROG Phone 2 nhưng đã đột tử. Mình rất thích dòng này, nhưng cũng rất ghét. Thế nên hôm nay mình viết bài này để chia sẻ cảm nghĩ của mình, cũng như giúp cho các bác đang có ý định mua ROG Phone có thêm thông tin để tìm hiểu.
Bài viết là cảm nhận cá nhân của mình, có gì không phải mong các bạn góp ý thêm :big-smile:

ROG Phone 5


asus-rog-phone-5-black.jpeg

Thiết kế



- Hầm hố, đậm chất gaming, có đèn LED ở mặt sau khá đẹp.

Màn hình



Ưu điểm

- Không bị khiếm khuyết.
- Tần số quét cao (144Hz).
Khuyết điểm

- Độ phân giải chỉ ở mức FullHD, nếu bạn nào chuyển từ điện thoại màn hình đẹp sang con này sẽ thấy chữ hơi mờ, nhưng dùng lâu sẽ thấy quen, đủ nhìn.
- Màu sắc khá tệ, nhất là các vùng tối nhìn hơi loang lổ.
- Các góc được bo tròn khá sâu, một số game sẽ bị mất chi tiết ở góc.

Mong muốn ở đời sau


- Tăng độ phân giải.
- Cải thiện màu sắc.
- Giảm độ bo tròn ở các góc (như ROG Phone 2 là đẹp).

Loa



- Thiết kế cân đối, cho cảm giác nghe đều 2 bên.
- Âm lượng to (nhưng không to bằng ROG Phone 2 - siêu to).

Camera



- Tầm thường như bao con gaming phone khác.

Cổng kết nối



Ưu điểm

- Có jack tai nghe 3.5 (điểm cộng), 2 cổng sạc type-c, vừa chơi game vừa cắm sạc không sợ bị vướng tay.
Khuyết điểm

- Nắp đậy khay sim lỏng lẻo.

Mong muốn ở đời sau


- Nắp đậy khay sim chắc chắn hơn.

Nút bấm



- Khá dỏm, dễ bị nhấn nhầm khi cầm máy, nếu nhấn mạnh thì nguy cơ nút bị lún, bị lờn là khá cao (mình từng bị lún nút con ROG Phone 2, sang ROG Phone 5 thì nút bấm vẫn không cải thiện gì cả).

Mong muốn ở đời sau


- Tất nhiên là phải cải thiện độ bền của nút bấm rồi, nhìn nút bấm của iPhone mà học tập.

Cấu hình



- Snapdragon 888 mạnh khỏi bàn (5S là 888+).

Pin



- 6000 mAh. Cục pin to nhất trong các gaming phones.

Mong muốn ở đời sau


- Nếu được thì mình muốn tăng thời lượng lên 7000 mAh.

Phần mềm và các tính năng hữu dụng



- Hệ điều hành thuần Android nên dùng khá mượt.
- AirTriggers: là 2 nút cảm ứng lực ở 2 góc máy (máy nằm ngang). Rất hữu dụng khi chơi game bắn súng hoặc chơi game console (như giả lập PS2 chẳng hạn).
- Bypass charging (sạc nhánh): là tính năng sạc cấp nguồn trực tiếp cho máy mà không thông qua pin. Giúp pin không bị chai khi vừa chơi vừa sạc.
- Chế độ sạc qua đêm (sạc chậm): giúp pin ít chai hơn khi sạc qua đêm.
- X mode: là chế độ tăng xung CPU giúp chơi game mượt mà hơn. Nhưng mình thấy nó khá mụ dùng, bật hay không cũng vậy, chỉ tổ tốn pin, nóng máy =))

Lưu ý


- Tất cả các dòng ROG Phone đều có nguy cơ bị đột tử. Nếu bạn muốn một chiếc điện thoại có thể dùng lâu dài thì ROG Phone không phải dành cho bạn :))

Phụ kiện


Quạt AeroActive Cooler 5



s-l400.jpg
71l2y7dWnWS.jpg
Mụ dùng =)) Hiệu suất tản nhiệt gần như bằng 0. Khi gắn vào sẽ kích hoạt được chế độ X mode+. Như đã trình bày ở trên, nếu vừa gắn quạt vừa bật X mode+ thì sẽ giúp máy bạn tụt pin nhanh hơn :)) Được cái làm màu.

Tai nghe ROG Cetra True Wireless



h525
Ưu điểm

- Hộp tai nghe nhỏ, nhẹ, dễ nhét vào túi.
- Trọng lượng tai nghe cũng nhẹ, không bị nặng tai.
- Nút tai bám dính tốt, không sợ bị rơi ra khi vận động mạnh.
- Có đèn LED trên vỏ hộp và tai nghe khá đẹp.
- Thời gian sạc lại cho tai nghe rất ấn tượng (theo như quảng cáo là sạc 10' nghe được 90').
- Có chống ồn chủ động (ANC).
- Có chế độ gaming giúp giảm độ trễ khi chơi game.
Nhược điểm

- Thiết kế nắp mở kiểu vỏ sò khá ngu, gây khó khăn cho việc cầm nắm khi mở nắp. Phần nắp khi bóp vào cảm giác khá ọp ẹp mặc dù nắp cũng khá dày chứ không phải mỏng.
- Phần logo trên 2 tai nghe không có đèn LED. Việc này khá khó hiểu vì họ đã bố trí đèn LED cho phần thân tai nghe nhưng chỗ logo thì không có, trong khi logo là chỗ đẹp nhất trên tai nghe, cũng là vị trí điều khiển cảm ứng.
- Đèn LED trên thân tai nghe cũng chỉ bật lên khi mới lấy tai ra khỏi vỏ hộp chứ không bật liên tục trong quá trình sử dụng. Điều này chắc là để tiết kiệm pin, dồn pin cho thời lượng nghe.
- Thời lượng pin khi nghe chỉ khoảng 4 - 4.5 tiếng, khá tệ so với các tai nghe cùng giá trên thị trường.
- Chất âm bình thường.

Mong muốn ở đời sau


- Thiết kế vỏ hộp thông minh hơn.
- Thêm đèn LED cho logo tai nghe.
- Tăng thời lượng pin tối thiểu 6 tiếng.
- Thêm tính năng cho phần mềm quản lý: tùy chỉnh màu đèn LED, tùy chỉnh chức năng cử chỉ cảm ứng.

Tay cầm ROG Kunai Gamepad 3



ASUS-ROG-Kunai-3-i-u-Khi-n-Gamepad-H-Tr-200-T-ng-Tr-Ch.jpg
Ưu điểm

- Cải thiện rất nhiều so với tay Kunai 2.
- Đầy đủ các nút bấm không thua gì tay cầm console. Các nút bấm khá nhạy.
- Độ lệch của cần analog là cực nhỏ, không có hiện tượng bị trôi.
- 2 nút LT, RT là 2 nút trigger thật sự chứ không phải giả cầy như tay Kunai 2.
Khuyết điểm

- Cảm giác cầm còn hơi ọp ẹp, không chắc chắn như tay Xbox One.
- Joycon bên trái có thể kết nối bluetooth và hoạt động độc lập mà không cần gắn vào phần thân giữa, nhưng joycon bên phải thì không.
- Cần analog: lúc mới mua về thì gạt rất êm không thua gì tay Xbox One. Nhưng sau khi mình dùng nó để chơi Ghost of Tsushima, game này rất thường phải bấm tổ hợp gạt lên và nhấn xuống đồng thời (L-Up + L3: tổ hợp dùng để chạy nhanh (sprint) được dùng rất nhiều trong các game console). Sau vài lần bấm như vậy thì cần analog đã phát ra tiếng cọt kẹt và có cảm giác rít rít khi mình gạt. Tuy nhiên vẫn không bị trôi.
- Thường bị mất kết nối nếu idle trong khoảng 5', dù kết nối bluetooth hay usb đều vậy. Khi kết nối lại ở chế độ usb, phải đợi tay cầm phải bật lại đến 2 lần mới dùng được.
- Đầu type-c trên ốp lưng rất lỏng lẻo.

Mong muốn ở đời sau


- Tăng chất lượng độ bền của cần analog hơn nữa.
- Bổ sung khả năng hoạt động độc lập cho joycon bên phải.
- Gia cố chắc chắn cho đầu type-c trên ốp lưng.
- Cải thiện khả năng kết nối.

Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài!
 

Facebook Comment