Thông số kỹ thuật
Model máy: ASUS TUF Gaming FX505G với các thông số cơ bản như sau
- CPU: Intel Core i7-8750H
- RAM: 16GB 2666Mhz Dual-Channel
- GPU: NVIDIA GeForce GTX 1050Ti
- OS: Windows 10 Home SL Bản quyền theo máy và Windows 10 Pro Bản quyền.
Máy cũng thông qua các yêu cầu cấu hình của Microsoft như CPU Intel Gen8 trở lên hay chứng chỉ bảo mật TPM 2.0, được kiểm tra bởi PC Health Check và cập nhật trực tiếp bằng Windows 11 Assistant.
Taskbar , Action Center tách biệt, dễ sử dụng
Taskbar là điểm mới đầu tiên mà mình thấy ngay khi sử dụng, Nó lớn hơn so với thanh Taskbar Windows 10, vừa đủ cân đối khi sử dụng với các tác vụ khác, cho phép các icon có thể nằm bên trái hoặc ở giữa.
Action Center cũng được tách biệt khỏi với mục Notification, gom nhóm các chức năng hệ thống như Sound, Battery, WIFI, Bluetooth,... rất tiện lợi, giúp mình có thể truy cập nhanh các tính năng này, đồng thời cũng cho tùy biến Action Center nhiều hơn, chỉ hiển thị các tính năng mình thường sử dụng. Tại mục này cũng hiển thị thông tin Playback Video, Music đang chơi như Youtube, Spotify,...
Với Mục Thông báo & Lịch sẽ được gộp chung với nhau, khi Pop-up lên thì sẽ được tách biệt. Nếu không có Thông báo thì sẽ chỉ Pop-up Lịch. Lịch cũng có thể thu gọn hay hiển thị chi tiết.
Giao diện, âm thanh hệ thống tinh tế
Điểm tiếp theo có thay đổi có thể dễ thấy nhất đó là giao diện các cửa số, ứng đụng đã được bo tròn, tạo hiệu ứng đổ bóng. Các hiệu ứng chuyển động, đóng mở cửa số, Pop-up cửa sổ hay các hiệu ứng của ứng dụng hệ thống với hiệu ứng chuyển động khá mượt mà, tăng trải nghiệm sử dụng người dùng.
Về phần âm thanh hệ thống, với cá nhân mình thấy nó ít ồn ào hơn so với Windows 10, trầm hơn, tinh tế hơn.
Windows Settings thay đổi, tích hợp tất cả mọi thiết lập vào Settings
Với người mới sử dụng Windows 11 như mình thì Windows Settings thay đổi tương đối khá nhiều, tuy nhiên với công cụ Search tích hợp trong Windows Settingsthì không thể làm khó mình được khi có thể tìm được mọi thiết lập mình cần. Hầu như các thiết lập cơ bản như Power Options, Sound, Internet,... đều có thể thiết lập cơ bản thông qua Windows Settings.
Hiệu năng tốt, các ứng dụng đều hoạt động bình thường
Với các tác vụ cơ bản và ứng dụng (hầu hết là có bản quyền) đều hoạt động bình thường và không có vấn đề gì. Với Hệ sinh thái của ASUS của máy thì vẫn hoạt động tốt. Về game thì anh em có thể an tâm với mức FPS gần như không khác gì so với Windows 10. Với các bản cập nhật Driver mới hơn hỗ trợ Windows 11 có thể tốt hơn nhờ tối ưu cho Windows 11. Nhiệt độ cũng không có khác biệt so với Windows 10 nhờ những Custom Profile hiệu năng của mình trên máy vẫn được giữ nguyên khi cập nhật lên Windows 11.
Những điểm còn tồn đọng của Windows 11
- Hiệu ứng chuyển động đôi khi bị khựng, chớt giật, không mượt với ứng dụng từ bên thứ 3.
- Các ứng dụng File Explorer, Task Manager,... có thời gian phản hồi không nhanh, thời gian mở lâu.
- Windows Settings vẫn chưa thực sự tích hợp toàn bộ tính năng từ Control Panel vào Windows - Đây cũng là một điểm tích cực khi người dùng Windows 10 có thể sử dụng Control Panel để thay đổi một số thiết lập từ cơ bản đến nâng cao hơn.
- Một số vấn đề về tương thích driver (như âm thanh) hay lỗi driver sau khi cập nhật từ Windows 10 lên Windows 11, tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách Re-Install Driver thông qua Device Manager.
Kết luận
Sau một ngày sử dụng Windows 11, mình thấy đây là bản cập nhật đáng lên đối với mình, mình hoàn toàn có thể sử dụng và nhận các bản cập nhật Windows 11 liên tục nhằm tối ưu hệ thống.
Tuy nhiên với các bạn, câu hỏi có nên cập nhật từ Windows 10 lên Windows 11 không ? Câu trả lời là CÓ và KHÔNG.
Bạn có thể thoải mái lên Windows 11 nếu:
- Bạn muốn trải nghiệm phiên bản Windows 11 chính thức với độ ổn định cao.
- Sử dụng các phần mềm cơ bản, đầy đủ bản quyền.
- Có am hiểu, có thể thao tác cài đặt, cập nhật driver thông qua Device Manager, MyASUS,...
- Cần sự ổn định tuyệt đối khi sử dụng Windows 10, khi mà Windows 11 Stable vừa chỉ mới ra mắt, chờ thêm một thời gian đến khi Windows 11 thực sự ổn định.
- Có các phần mềm có độ tương thích kém, hoạt động không ổn định.
- Không rành về máy móc, cập nhật driver.
Thông tin về Windows 11 và cách cập nhật Windows 11 từ Windows 10 tại đây.
Rhea
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- Ra Mắt Zenbook S 14 Laptop AI Intel Copilot+ PC Đầu Tiên Cầm Siêu Nhẹ Tay
- Microsoft Copilot AI sắp có tính năng Podcast tin tức: Copilot Daily
- Phát Hiện 3 Laptop ASUS Chip AI Intel Core Ultra 200H Đầu Tiên Dòng Arrow Lake Chưa Ra mắt
- Laptop AI Chạy Ryzen AI 9 365 Đầu Tiên Có Thể Tạo Mùi Thơm Quyến Rũ
- Lộ Diện AMD Z2 Extreme APU Cho Máy Chơi Game Cầm Tay Thế Hệ Tiếp Theo