[Hands-on] Review nhanh Android Q - Cải thiện trải nghiệm cơ bản

Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
Android 10 Q là phiên bản tiếp theo của hệ điều hành di động của Google, sau Android 9 P. Đúng hơn Android 10 Q không xứng đáng là một bản cập nhật hệ điều hành lớn của Google mà nó chỉ là một bản nâng cấp nhẹ giống như các bản cập nhật của những hãng di động khác.
Android 10 sẽ có một vài sự thay đổi nhỏ như việc cập nhật các bản vá bảo mật mà không cần khởi động lại máy, giúp người dùng tiết kiệm thời gian hơn. Nhưng mặc dù vậy thì điều quan trọng nhất đối với người dùng là cải thiện chất lượng trải nghiệm hơn là thêm vào những cái mới. Google đang nỗ lực để mang lại trải nghiệm riêng tư theo đúng nghĩa đen của nó, quyền kiểm soát và theo dõi vị trí giờ đây người dùng có thể can thiệp sâu hơn, cùng với các tập lệnh AI mới để tối ưu những con chip, công nghệ AI đang từng ngày có mặt trên các mậu điện thoại mới.

thanh điều hướng mới



Sự thay đổi của thanh điều hướng mới là đặc điểm người dùng dễ dàng nhận thấy nhất ở phiên bản Android Q này khi nó đã thon gọn hơn, nhỏ hơn, chiếm ít diện tích hiển thị hơn so với thanh điều hướng của Android P. Mặc dù vậy , do đây mới chỉ là phiên bản beta nên nó hoạt động chưa được mượt lắm nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn Android P.

Mặc định sau khi cập nhật lên Android 10 thì thanh điều hướng vẫn là dạng của Android 9, muốn thay đổi nó, người dùng phải bật trong cài đặt. Sau khi bật lên, sẽ có một thanh nằm ngang sát viền màn hình phía dưới tương tự cách tiếp cận của Iphone trên IOS và bạn có thể vuốt từ dưới lên để trở về màn hình chính từ bất kì ứng dụng, app nào. Vuốt và giữ để xem lại các ứng dụng đã (đang) chạy gần đây hay vuốt lên từ màn hình chính để xem tất cả ứng dụng. Bạn cũng có thể vuốt sang trái hoặc sang phải để chuyển qua lại giữa các ứng dụng đang sử dụng với ứng dụng trước đó.

?hash=841cafad67b83a3a1e2fadf56fea964c

Ba phím tam giác tròn vuông (back, home và đa nhiệm) biến mất đồng nghĩa với việc bạn không thể "quay về" nếu không sử dụng cử chỉ vuốt. Một thao tác vuốt từ cạnh trái hoặc cạnh phải màn hình vào phía trong màn hình sẽ đưa bạn quay trở lại "trang" trước hoặc chuyển tiếp "trang" và bạn có thể thấy một mũi tên quay lại hiện lên và mất đi nhanh chóng. Thao tác cử chỉ này tương tự với các thao tác trên chiếc Bphone 3 của BKAV hay đơn giản hơn là thao tác vuốt để trở về hoặc tiến tới trang web tiếp theo trên một số trình duyệt di động hiện nay. Thao tác dễ dàng và nhanh gọn hơn, thuận tiện hơn và chiếm ít không gian hiển thị nội dung hơn.

android-10-q-hands-on_3-1500x1000-jpg.6655

android-10-q-hands-on_1-1500x1000-jpg.6656

dark theme



Dark Theme không còn mới với chúng ta, nó bắt nguồn từ tính chất vật lý của tấm nền màn hình Amoled (Oled) khi mà các pixel ảnh chỉ sáng khi hệ thống nhận định nó phải thể hiện màu sắc ngoài màu đen vì thế những thiết bị được trang bị màn hình Amoled thì với Dark Theme nó giúp cho thiết bị tiết kiệm được kha khá dung lượng pin và làm cho mắt cảm thấy dễ chịu, dịu hơn khi sử dụng thiết bị vào buổi tối. Cuối cùng, sau nhiều năm mong mỏi của người dùng thì cuối cùng Google đã mang Dark Theme lên phiên bản Android 10 Beta (và bản chính thức cũng chắc chắn sẽ có), những người dùng yêu thích Dark Theme sẽ không phải cài đặt các bản Rom Custom để sử dụng Dark Theme nữa.

Đây không phải là chế độ Dark Mode như Google News - sử dụng màu xám đậm thay vì màu đen thực sự. Khi Dark Theme được bật, tất cả mọi thứ trong chiếc điện thoại của bạn sẽ đều chuyển sang nền tối, từ thanh thông báo trạng thái, thanh control centre đến ngăn kéo ứng dụng và cả các ngăn kéo trong phần cài đặt.

android-10-q-hands-on_10-1200x9999-jpg.6657

Tuy nhiên, dường như với một số người dùng thì việc đơn giản hóa màu sắc đang từ nhiều màu sắc giờ chuyển sang chỉ vỏn vẹn vài ba màu (xanh, đen và trắng) ở thanh thông báo cũng như control centre làm cho họ cảm thấy nhàm chán, khó nhìn, khó phân biệt các thông báo với với nhau. Các ứng dụng cũng được hỗ trợ Dark Theme nếu nhà phát triển cập nhật phù hợp. Google hiện tại cũng đã kích hoạt Dark Theme trên ứng dụng Youtube và Photos của họ, tuy nhiên đây lại không phai màu đen mà lại là màu xám đậm giống như trên Google News.

phản hồi thông mình hơn



Machine Learning hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) là những từ bạn sẽ nghe nhiều hơn trong vài năm tới. Điều đó có nghĩa là không cần kết nối với máy chủ đám mây của Google cho một số tác vụ nhất định - thay vào đó, điện thoại có thể thực hiện các chức năng thông minh ngoại tuyến. Lấy việc trả lời của trợ lý ảo là một ví dụ: trợ lý ảo sẽ cung cấp các phản hồi ngắn mà bạn có thể gửi cho các ứng dụng được chọn dưới dạng trả lời nhanh, những phản hồi này cố gắng khớp với cách bạn nói và hiểu ngữ cảnh của yêu cầu.

screenshot_20190503-120831-jpg.6658

Với Android Q, Google Assistant sẽ hoạt động với mọi ứng dụng nhắn tin. Từ WhatsApp và Viber đến Signal và Facebook Messenger, bạn sẽ có thể nhận được những phản hồi ngắn gọn theo ngữ cảnh này trong chính thông báo để gửi trực tiếp cho bạn bè và gia đình. Ngoài ra Google Assistan cũng có thể dự đoán các hành động bạn có thể muốn thực hiện. Ví dụ: nếu một người bạn gửi địa chỉ, bạn sẽ nhận được một nút sẽ mở địa chỉ trong Google Maps. Nó giúp bạn tiết kiệm rắc rối khi sao chép địa chỉ, mở Bản đồ và dán nó vào.

Live Captions - phụ để trực tiếp



Tính năng thú vị nhất trong Android Q là một tính năng bạn không thể sử dụng. Nó được gọi là Phụ đề trực tiếp và đó là thứ bạn cần bật trong cài đặt trợ năng của điện thoại. Sau đó, trong khi xem video, bạn có thể nhấn vào bất kỳ nút âm lượng nào để xem điều khiển mới cho phép bạn bật Phụ đề trực tiếp. Như tên cho thấy, bạn sẽ bắt đầu thấy chú thích cho mọi thứ bạn xem, trong bất kỳ ứng dụng nào bạn sử dụng, từ Google Photos đến Instagram. Mặc dù vậy, tính năng này mới chỉ hỗ trợ Tiếng Anh.

cài đặt vị trí và quyền riêng tư



Google đang cung cấp cho Trung tâm và Quyền riêng tư các trung tâm riêng của họ trong ứng dụng Cài đặt trong Android Q. Sẽ có cảnh báo, đặc biệt là với nhiều vụ bê bối mà công ty đã phải đối mặt khi lưu dữ liệu vị trí. Trung tâm bảo mật mới giúp dễ dàng xem các dịch vụ nào đang được truy cập, như ứng dụng nào có thể sử dụng máy ảnh hoặc micrô của điện thoại. Nó không cung cấp bất cứ điều gì mới nhưng giúp bạn dễ dàng tìm thấy các điều khiển chọn trong một khu vực. Bạn có thể tùy chỉnh xem bạn có muốn thông báo hiển thị nội dung trong màn hình khóa ở đây không.

android-10-q-hands-on_7-1200x9999-jpg.6659

Tương tự, cài đặt vị trí cho phép bạn xem chính xác ứng dụng nào có quyền truy cập vị trí của bạn. Bạn có thể thấy điều này trước đây, nhưng điểm khác biệt lớn là giờ đây bạn có thể đặt ứng dụng chỉ sử dụng dữ liệu vị trí của mình khi bạn ở trong ứng dụng. Bạn cũng có thể từ chối hoàn toàn các ứng dụng hoặc cho phép truy cập liên tục. Mặc dù được trang bị muộn hơn so với IOS nhưng dù sao thì có vẫn hơn không, và đây là động thái để Google có thể bắt kịp IOS về khoản quyền riêng tư của người dùng.

focus mode



Mặc dù chế độ Focus Mode chưa được ra mắt cùng ở phiên bản Q Beta này nhưng theo Google thì chế độ này sẽ có trên bản Android Q chính thức và các bản cập nhật của Android P vào cuối năm nay. Để bạn rõ hơn thì Focus Mode (FM) là chế độ tương tự với Do Not Disturb Mode (DNDM-chế độ không làm phiền) nhưng khác ở chỗ là FM cho phép bạn cài đặt các ứng dụng không thể làm phiền bạn , tắt tất cả thông báo, âm thanh của ứng dụng mà bạn đã cài đặt trong FM; còn DNDM thì khi bật lên nó chỉ đơn giản là tắt âm thanh của toàn bộ hệ thống.

ANDROID BEAM ĐÃ BIẾN MẤT



Điều đáng thất vọng nhất của Android Q là sự ra đi của Android Beam, một tính năng đã có trong Android kể từ thời Android 4.0 Ice Cream Sandwich vào năm 2011. Nó cho phép mọi người ghép hai mặt sau của điện thoại Android lại với nhau để truyền tệp hoặc ảnh - thậm chí không có kết nối internet - và trong một thời gian, nó có thể được sử dụng để thiết lập điện thoại mới và truyền dữ liệu từ điện thoại cũ.

Hỗ trợ điện thoại gập và 5G



Android Q cũng mang đến sự hỗ trợ riêng cho các mẫu điện thoại hỗ trợ 5G và các mẫu điện thoại gập, hai xu hướng lớn sẽ đến với điện thoại trong năm nay. Đối với các phần có thể gập lại, chúng tôi đã thấy một trong những tính năng chính mà Google đang thêm - Tính liên tục của ứng dụng trong Samsung Galaxy Fold . Google gọi nó là màn hình liên tục và nó cho phép bạn tiếp tục liên tục ứng dụng bạn đang sử dụng trên màn hình phía trước đến màn hình chưa được mở.

làm thế nào để có thể lên được Android q



Điều đơn giản nhất có lẽ là chờ đợi vì tại thời điểm hiện tại mới chỉ có những mẫu Pixel của Google và một số mẫu điện thoại cao cấp của một số hãng mới có thể sử dụng được phiên bản Q Beta, dù vậy nhưng vẫn còn rất nhiều lỗi phát sinh ở phiên bản Beta này.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng những mẫu điện thoại sau và muốn được trải nghiệm sớm Android Q thì có thể đăng kí tham gia chương trình Dev test của Google: Asus Zenfone 5z, Essential Phone, Huawei Mate 20 Pro, LG G8 ThinQ, Nokia 8.1, OnePlus 6T, Oppo Reno, Realme 3 Pro, Sony Xperia XZ3, Tecno Spark 3 Pro, vivo X27, vivo NEX S, vivo NEX A, Xiaomi Mi 9, Xiaomi Mi Mix 3 5G.
Dự kiến, phiên bản Android Q chính thức sẽ được update vào quý 4 năm nay.

 

Attachments

Last edited:

Facebook Comment