ĐỘ BỀN CHUẨN QUÂN ĐỘI MỸ MIL-STD 810G là gì?

Nguyễn Hoàng Linh Nguyễn Hoàng Linh
Bài viết: 185 Lượt thích: 160
Chúng ta đã thường nghe nói rất nhiều về MIL-STD 810G - một tiêu chuẩn mới về độ bền dành cho laptop hiện nay. Liệu đây có phải là yếu tố quan trọng để chọn mua một chiếc laptop hay đơn thuần chỉ là một chiêu trò quảng cáo khác của các nhà sản xuất?

4-27-1024x538-jpg.6346

MIL-STD (Viết tắt cho từ Military Standard) là tiêu chuẩn về độ bền thường được nhắc đến khi giới thiệu trên các dòng sản phẩm laptop cao cấp. Ban đầu đây là tiêu chuẩn mà chính phủ Mỹ đặt ra dành cho các trang thiết bị của quân đội Mỹ, tái tạo lại điều kiện môi trường khắc nhiệt trong phòng lab để đảm bảo rằng thiết bị đó có thể hoạt động được bình thường sau một thời gian dài sử dụng. Sau này bài kiểm thử được mở ra cho các hãng sản xuất để đem ra áp dụng cho những thiết bị công nghiệp và đồ điện tử gia dụng. Những bài kiểm tra này được tạo ra để phục vụ những mục đích chính như sau:

• Xác định được sức chịu đựng & vòng đời tuổi thọ của một sản phẩm.
• Tinh chỉnh được sản phẩm để hoạt động trong một điều kiện môi trường nhất định.
• Đánh giá hiệu năng làm việc của sản phẩm khi hoạt động trong môi trường khắc nhiệt.
• Tìm ra những khuyết điểm trong việc thiết kế và sử dụng chất liệu trên sản phẩm.
• Chứng minh sản phẩm đó đạt được những yêu cầu nhất định về độ bền.


810G hiện nay là tiêu chuẩn được đặt ra vào năm 2014 nhằm thay thế chuẩn 810F (năm 2000). Trong vài năm tới chúng ta sẽ có 810H với nhiều tiêu chí khắt khe hơn về độ bền và sức chịu đựng.

1-jpg.6344

15 bài TEST nằm trong chuẩn MIL-STD 810G
2-jpg.6345

Những chiếc máy tính ASUS phải trải qua rất nhiều bài kiểm thử khắt khe mới có thể được công nhận chứng chỉ độ bền MIL-STD 810G

"Tại sao tôi phải quan tâm đến MIL-STD 810G?"
Tiêu chuẩn MIL-STD 810G không phải do ASUS hay bất kỳ hãng máy tính nào đặt ra, đây là tiêu chuẩn độ bền do quân đội Mỹ đặt ra dành cho các thiết bị điện tử và đã được sử dụng làm tiêu chuẩn của nhiều hãng máy tính cho các sản phẩm Bussiness và Workstation trước đây. ASUS là hãng đầu tiên đem chuẩn 810G lên các sản phẩm Gaming (như ROG Strix, TUF) và các sản phẩm Ultrabook đa phương tiện (như Zenbook). Đây còn là bằng chứng sống giúp người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn các sản phẩm máy tính sau này thay vì tin rằng hiệu này "bền" bằng cảm quan không có căn cứ.

"Có MIL-STD 810G tức là máy mình sẽ không hỏng?"
Rất khó để có thể nói về độ bền sau này của sản phẩm nếu không đặt yếu tố thời gian & yếu tố ngoại cảnh vào để đối chiếu. MIL-STD 810G sẽ giúp các hãng sản xuất máy tính kiểm soát được chất lượng của sản phẩm & phòng tránh được những sự cố có thể xảy ra trong lúc sử dụng. Một chiếc máy tính vượt qua được những bài Test của 810G bao giờ cũng có độ bền và sức chịu đựng tốt hơn so với những sản phẩm không đạt chuẩn.

"Có phải chiếc máy nào có MIL-STD 810G cũng bền như nhau?"
Tất nhiên là không, vì còn có sự khác nhau giá giá thành (tiền nào của nấy), chất liệu (nhôm, nhựa, carbon) & mục đích sử dụng (gaming, văn phòng, đồ họa) hướng tới của sản phẩm. MIL-STD 810G không thể biến chiếc laptop gaming của bạn trở thành một chiếc máy tính có độ bền ngang máy Workstation chuẩn doanh nghiệp - nhưng 810G có thể đem lại cho bạn sự yên tâm và thoải mái khi sử dụng máy tính trong điều kiện môi trường nóng ẩm nhiều bụi nắng mưa thất thường như ở Việt Nam. Việc đưa chuẩn quân sự 810G lên các sản phẩm tầm trung và cận cao cấp là minh chứng cho thấy ASUS đang nỗ lực hết mình trong việc đưa tính năng và độ bền lên các sản phẩm có giá thành hợp lý hơn trước đây.

Nguyễn Hoàng Linh
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment