[Benchmark | Review] ASUS Zenbook Pro Duo UX581 - Laptop dành riêng cho những người sáng tạo nội dung

Phú© Anh Phú© Anh
Bài viết: 833 Lượt thích: 308
Được ra mắt tại sự kiện Computex 2019 năm nay, ASUS Zenbook Pro Duo đã gần như chiếm trọn toàn bộ sự chú ý của khách mời, phóng viên, nhà báo trong thời gian diễn ra Computex. "Đây là mẫu laptop của tương lai" là một trong nhiều câu khen ngợi ASUS Zenbook Pro Duo bởi đây là mẫu laptop thương mại đầu tiên có 2 đến 2 màn hình trong một khung máy chỉ nặng khoảng hơn 2Kg, thật sự bất ngời. Bây giờ là cuối năm 2019, từng đó thời gian cũng đã đủ để người dùng, reviewer có thể đánh giá chi tiết được hiệu năng, khả năng hoạt động của Zenbook Pro Duo thật sự tốt đến đâu.
Cấu hình: (máy dành cho thị trường Việt Nam)

Cấu hình

Zenbook Pro Duo UX581GV

CPU

Intel Core i7-9750H

RAM

32 GB DDR4 2666 MHz

GPU

Intel UHD 630 + Nvidia RTX 2060 6GB GDDR6 VRAM (GDP : 80w)

Ổ cứng

1TB SSD M.2 PCIe x4

Màn hình

_ Chính: 15.6inch 4K OLED HDR, cảm ứng, 100% sRGB, 97% AbobeRGB, 100% DCI-P3, đạt chuẩn Pantone
_ ScreenPad Plus: 14inch 4K IPS, chống chói, cảm ứng

Network

Wifi 6, Bluetooth 5.0

Cổng kết nối

2x USB-A 3.1
1x USB-C with Thunderbolt 3
HDMI
Jack 3.5mm combo mic/headphone

Pin

71Whr, sạc 230W

Kích thước

359 x 246 x 24 mm
2.47Kg


Phiên bản được bán ra tại Việt Nam là Zenbook Pro Duo UX581GV sử dụng CPU Intel Core i7-9750H, 32GB RAM, 1TB SSD M.2 PCIe cùng GPU RTX 2060 6GB VRAM GDDR6, tuy nhiên trong bài Review và Benchmark này mình dùng Zenbook Pro Duo có mã UX581VD với CPU và GPU giống với UX581GV, chỉ khác nhau ở dung lượng RAM là 16GB (thay vì 32GB) và ssd sử dụng là 512GB SSD M.2 PCIe x2 (thay vì 1TB SSD M.2 PCIe x4) nên tốc độ đọc ghi ổ cứng của bài benchmark bên dưới sẽ chỉ bằng khoảng 1/2 so với phiên bản đang bán ở Việt Nam

Thiết kế, Bàn phím và Trackpad

ASUS Zenbook Pro Duo được thế kế rất chắc chắn bởi vỏ ngoài cũng như toàn bộ phần khung của máy đều được làm từ kim loại nên hạn chế tối đa hiện tượng flex cũng như cong vênh trong quá trình sử dụng. Mở máy lên là 2 màn hình chiến gần như trọn vẹn 2/3 diện tích mà người dùng tiếp cận, không gian hiển thị là không giới hạn cho người dùng. Bản lề Ergolift, một nét đặc trưng riêng biệt để phân biệt laptop của ASUS với những hãng khác cũng được sử dụng trên dòng Zenbook cao cấp này khiến mặt dưới của laptop được nâng cao hơn so với mặt phẳng thông thường giúp luồng không khí mát lưu thông một cách tốt hơn làm cho nhiệt độ của máy khi hoạt động nặng là không quá nóng.
interior2-jpg.9136

Với việc mở rộng ScreenPad khiến nó trở thanh một màn hình thứ 2 nên ASUS đã phải đẩy phần bàn phím xuống phía dưới và trackpad kiêm luôn numpad sang bên tay phải, có thể đối với nhiều người thì việc thay đổi này khiến việc thao tác với bàn phím và trackpad trở nên khó khăn hơn, nhưng đó chỉ là cảm nhận ban đầu còn về lâu dài thì đa số những người đã trải nghiệm sử dụng mẫu laptop này đều cảm thấy hài lòng với cách thiết kế bàn phím này. Điểm trừ là không thể kê lên đùi để làm việc như hầu hết các mẫu laptop khác.

Về cổng kết nối thì Zenbook Pro Duo được trang bị tương đối đầy đủ các cổng kết nối như 2 cổng USB-A 3.1, 1 HDMI, 1 USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3 40Gbps, 1 jack 3.5mm combo mic/headphone. Điểm trừ lớn nhất của Zenbook Pro Duo là ở việc máy không được trang bị khe đọc thẻ SD, điều mà hầu hết những người làm sáng tạo đều dùng đến và tất nhiên là nếu sử dụng thẻ SD thì người dùng sẽ cần phải mang thêm 1 cái đầu đọc thẻ nữa, hơi phiền hà chút.
sides-left-1-jpg.9167


Bàn phím của Zenbook Pro Duo có cảm giác gõ phím rất tốt, có lẽ vì thế mà nó chiếm lại được cảm tình của người dùng khi mà vị trí của bàn phím bị di chuyển đến cuối của phần khung máy. Tuy nhiên ASUS cũng không quên tặng kèm cho người dùng một miếng kê tay rất êm ái, để khi người dùng để máy làm việc trên mặt bàn thì nhờ có miếng kê tay đó mà khi gõ phím không bị mỏi cổ tay. Cảm giác gõ là rất tốt trên Zenbook Pro Duo, bỏ qua những thông số cơ bản như hành trình phím tiêu chuẩn 1.4mm thì layout của mẫu laptop này tương tự với dòng ROG Zenphurus S chuyên để chơi game của ASUS, phím bấm cực kỳ nảy cùng với đó là độ nhận tín hiệu cũng như phản hồi rất nhanh và nhạy. Ngoài ra, trên bàn phím cũng có phím nóng có chức năng chuyển đổi chế độ quạt giúp người dùng kiểm soát nhiệt độ của máy một cách dễ dàng hơn. Trackpad được đánh giá là tốt, di chuyển mượt mà, các thao tác đa cử chỉ đều nhận tốt, nhưng điểm trừ là độ rộng hơi hạn chế.
clickpad-jpg.9213

Màn hình

Đây có lẽ là phần mà người dùng mong chờ nhất của "chiếc laptop đến từ tương lại" này bởi nó có đến 2 màn hình. Và không hề làm người dùng thất vọng, cả 2 màn hình của Zenbook Pro Duo thật sự phải nói là rất rất rất đẹp bởi tấm nền được sử dụng là tấm nên OLED cho độ tương phản cũng như là độ tối của màu đen là tuyệt đối cùng với đó là độ phân giải đạt 4K khiến màu sắc mà màn hình của Zenbook Pro Duo thể hiện được là vô cùng tốt.
  1. Màn hình chính: 15.6inch 4K OLED (đo bằng thiết bị đo chuyên dụng/ Spyder 4):
    • Màn hình do Samsung cung cấp với mã hiệu Samsung SDCA026
    • Độ bao phủ màu: 100% sRGB, 97% AdobeRGB, 100% DCI P3
    • Gamma: 2.2
    • Độ sáng tối đa ở phần giữa màn hình: trung bình đạt 406cd/m²
    • Độ đen tối đa: 0cd/m²
    • Độ sáng trung bình trên toàn bộ màn hình:
      screen-uniformity-asus-zenbookproduo.png
    • screen-summary-1.png
    • screen-report-uncalibrated.png
    • screen-uniformity-1.png
  2. Màn hình phụ/ ScreenPad Plus (đo bằng thiết bị đo chuyên dụng/ Spyder 4):
    • Màn hình do BOE cung cấp với mã hiệu BOE BOE087F ( NV126B5M-N41)
    • Độ bao phủ màu: 94% sRGB, 68% AdobeRGB, 71% DCI P3
    • Gamma: 2.09
    • Độ sáng tối đa ở phần giữa màn hình: trung bình đạt 263cd/m²
    • Độ đen tối đa: 0.39cd/m² (do sử dụng thêm tấm chống chói)
    • screenpad-summary.png
    • screenpad-report-uncaloibrated.png
    • screenpad-report-calibrated.png
Liệu với những con số đã được đo ra ở đây thì Zenbook Pro Duo có đủ sức để phục vụ nhu cầu của bạn?
Hiệu năng

Sơ qua về phần tản nhiệt của máy thì Zenbook Pro Duo được trang bị 2 quạt tản nhiệt và 5 ống đồng, khá tương đồng với những mẫu laptop gaming.
internals-jpg.9214

cpuz-gpuz-1.png

storage-ssd.png

Trong bài benchmark, CPU i7-9750H trên Zenbook Pro Duo giữ xung ở mức trung bình khoảng 3.0-3.1GHz khi chạy Cinebench R15 cùng với đó là mức nhiệt độ đạt được là 86-88 độ C và TDP đạt 45W. Sau đó, thử undervolt CPU của máy ở mức -125mV đồng thời đẩy giới hạn TDP cao hơn 45W thì kết quả với Cinebench R15 tốt hơn một chút khi xung nhịp giữ được ở mức 3.3-3.4GHz và TDP lúc này là hơn 60W, nhiệt độ ổn định ở 95 độ C. Điều đáng ngạc nhiên là Zenbook Pro Duo có vẻ như không bị bóp hiệu năng khi không cắm sạc, TPD của CPU lúc này vẫn đạt 45W, tối đa, như với bình thường
  • cinebench2-zenbookproduo-ux581.png
  • perf-temps-cinebenc-stock.jpg
  • perf-temps-cinebenc-uv.jpg
  • perf-temps-cinebenc-uv-battery.jpg
  • 3dmark-stress-stock-monitoring-1.jpg
  • 3dmark-stress-uv-monitoring-1.jpg
  • perf-temps-luxmarkuv.jpg
  • perf-temps-luxmarkuv-battery.jpg
Trên đây là bảng, biểu đồ về xung nhịp, nhiệt độ, TDP khi thực hiện các bài benchmark, còn điểm số thì được tổng hợp dưới đây (chưa UnderVolt):
  • 3DMark 11: 16326 (Graphics – 19506, Physics – 11725)
  • 3DMark 13 – Fire Strike: 13231 (Graphics – 14878, Physics – 13768)
  • 3DMark 13 – Time Spy: 5723 (Graphics – 5717, CPU – 5759)
  • 3DMark 13 – Port Royal: 3234
  • Uniengine Superposition – 1080p Extreme: 3349
  • GeekBench 5.0.1 64-bit: Single-Core: 1064, Multi-core: 5198
  • CineBench R15 (điểm cao nhất sau 10 lần chạy): CPU 1132cb, CPU Single Core 171cb
  • CineBench R20 (điểm cao nhất sau 10 lần chạy): CPU 2537cb
  • x265 HD Benchmark 64-bit: 54.16s
Sau khi đã UnderVolt -100mV thì điểm số cho ra cao hơn trung bình khoảng từ 7-10%:
  • 3DMark 11: 16608 (Graphics – 19630, Physics – 12051)
  • 3DMark 13 – Fire Strike: 13341 (Graphics – 14812, Physics – 14791)
  • 3DMark 13 – Time Spy: 5748 (Graphics – 5707, CPU – 5999)
  • 3DMark 13 – Port Royal: 3225
  • Uniengine Superposition – 1080p Extreme: 3496
  • GeekBench 5.0.1 64-bit: Single-Core: 1159, Multi-core: 5880
  • CineBench R15 (điểm cao nhất sau 10 lần chạy): CPU 1182cb, CPU Single Core 181cb
  • CineBench R20 (điểm cao nhất sau 10 lần chạy): CPU 2728cb
  • x265 HD Benchmark 64-bit: 51.28s
Với cấu hình như trên, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng mượt mà bộ phần mềm của Adobe, hay nếu có dựng đồ họa 3d thì nhờ RTX 2060 mà việc preview hay render sẽ nhanh hơn, mượt mà hơn.
Về khoản chơi game thì với RTX 2060 6GB, Zenbook Pro Duo tự tin chiến được gần như tất cả các tựa game hiện tại từ setting Very High trở lên với fps trên 60, tất nhiên là ở độ phân giải FHD

Game (setting)/Độ phân giải

FHD ( đã UnderVolt)

4K (đã UnderVolt)

Far Cry 5 (DX 11, Ultra Preset, SMAA)

80 fps

32 fps

Middle Earth: Shadow of Mordor (DX 11, Ultra Preset)

117 fps

46 fps

Rise of Tomb Raider (DX 12, Very High Preset, FXAA)

65 fps

31 fps

Shadow of Tomb Raider (DX 12, Highest Preset, TAA)

66 fps

– fps

The Witcher 3: Wild Hunt (DX 11, Ultra Preset, Hairworks On 4)

62-98 fps

32-40 fps



Nhiệt độ khi chơi game thì bạn đọc có thể tham khảo dưới đây (nhiệt độ phòng duy trì ở mức 27 độ):
  • Far Cry 5:
    perf-temps-gaming-farcry-stock.jpg
    perf-temps-gaming-farcry-uv-turbo.jpg
    perf-temps-gaming-farcry-uv-auto.jpg
  • Witcher 3:
    perf-temps-gaming-withcer3-stock.jpg
    perf-temps-gaming-withcer3-uv-turbo.jpg
    perf-temps-gaming-withcer3-uv-auto.jpg
Có thể thấy Zenbook Pro Duo mặc dù được trang bị cấu hình mạnh nhưng dường như nó không được dành cho việc chơi game bở với những tựa game AAA cùng mức setting Very High trở lên thì nhiệt độ của Zenbook Pro Duo chạm ngưỡng 100 độ C và có lúc hơn nhưng ngay sau đó trở về ổn định lại ở khoảng từ 80-95 độ C. Vì vậy, nếu bạn có try hard những tựa game AAA trên Zenbook Pro Duo thì nên giảm setting về mức trung bình hoặc thấp hơn để máy hoạt động ổn định nhất. Còn những tựa game E-Sport online hiện tại thì bạn có thể thoải mái đẩy setting lên cao nhất.
Mặc dù có nhiệt độ của CPU khá cao nhưng bên nhiệt độ bên ngoài của máy lại rất mát mẻ khi phần ScreenPad và bàn phím cao nhất chỉ có 43 độ C nhưng là phần bên phải ít khi tay người dùng động đến.
temperatures-zenbookproduo-daily.png

temperatures-zenbookproduo-load.png

Độ ồn và Pin

Trên Zenbook Pro Duo, ASUS đã hy sinh nhiệt độ để đổi lấy sự yên tĩnh cho không gian của những nhà sáng tạo nội dung, chả ai có thể sáng tạo nổi khi khi bên cạnh là tiếng quạt của laptop cứ gầm rú cả phải không nào? Zenbook Pro Duo khá yên tĩnh, độ ồn quạt gió chỉ dao động từ 40-42dB ở cả chế độ quạt Auto lẫn Turbo, thật sự rất nhẹ nhàng.
Về phần pin thì Zenbook Pro Duo có thời lượng pin không mấy ấn tượng bởi khi sử dụng thực tế nó chỉ tương đương với một chiếc laptop gaming, và lý do là Zenbook Pro Duo phải gánh tận 2 màn hình 4K, tuy nhiên bạn vẫn có thể tắt ScreenPad Plus đi nếu bạn không sử dụng nó, điều này cũng làm tăng thời lượng sử dụng pin của máy lên một chút nhưng không đáng kể:
Với ScreenPad tắt, độ sáng màn hình chính ở mức 40% (120nits) thì bạn có thể nhận được 1 trong những công việc sau:
  • Hơn 4 tiếng chỉnh sửa văn bản trên Google Drive, có bật wifi
  • Khoảng 5h30p xem video trên Youtube bằng trình duyệt Edge
  • Khoảng 5h30p xem phim trên Netflix
  • Khoảng 3h duyệt web liên tục trên Edge
  • Khoảng 1h15p chơi game Witcher 3 (Không giới hạn khung hình, tắt Sync)
Nhìn chung, thời lượng sử dụng như vậy là tương đối ổn với một mẫu laptop có cấu hình mạnh mẽ.





Ảnh: ultrabookreview​
 
Last edited:

Facebook Comment