Bạn có biết dùng quy tắc bố cục trong nhiếp ảnh?

4/10/18
46
127
33
25
#1
Có nhiều cách để cải thiện nội dung bức ảnh mà bạn chụp ví dụ như chỉnh sửa thông số trên máy ảnh của bạn sao cho phù hợp, hay sử dụng những filter có sẵn trên những ứng dụng chụp ảnh. Ngoài ra, cũng có một cách khác chính là chụp ảnh theo những quy tắc về bố cục vừa phổ biến vừa hiệu quả, khiến bạn có thể tạo ra những bức ảnh thật chuyên nghiệp.

Bố cục một phần ba
Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao những ứng dụng chụp ảnh lại có tính năng bật đường lưới rồi chứ. Đây là tính năng để giúp bạn dễ dàng áp dụng quy tắc một phần ba khi chụp ảnh. Đây cũng là một trong những quy tắc cơ bản nhất khi chụp ảnh. Bức ảnh nào cũng có chủ thể và chủ thể cũng là phần quan trọng nhất của bức ảnh. GIải thích một cách đơn giản thì quy tắc 1/3 chính là chia khung hình của bạn thành chín phần bằng nhau bằng hai đường kẻ dọc và hai đường kẻ ngang. Để áp dụng quy tắc này, bạn hãy đặt chủ thể của bức ảnh của bạn trên các đường kẻ hoặc các điểm giao nhau của đường kẻ. Đây là những vị trí đặc biệt dễ chú ý khi người xem nhìn vào bức ảnh. Bạn cũng đừng ngại thay đổi vị trí của chủ thể để tìm được bức ảnh ưng ý nhất nhé.
untitled-png.3549

bức ảnh của tác giả Phạm Thủy là một ví dụ cụ thể và điển hình cho bố cục ảnh một phần ba

Ngoài ra, khi sử dụng quy tắc một phần ba để chụp ảnh chân dung, ta nên lưu ý ánh nhìn của nhân vật nên hướng về phía khung hình rộng hơn. Cách này khiến cho khung hình thoáng hơn trừ khi bạn có dụng ý đặc biệt.

Bố cục trung tâm và đối xứng

Nếu bạn là người thích cái mới và không muốn sử dụng mãi bố cục 1/3 cho những bức ảnh của mình, bố cục trung tâm sẽ là một sự lựa chọn thích hợp. Đơn giản hơn bố cục 1/3 một chút, sử dụng bố cục trung tâm chính là đặt chủ thể của bức ảnh ở vị trí trung tâm của bức ảnh hoặc trung tâm của khung ngang và khung dọc. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hiệu quả của bố cục mang lại rất đáng mong đợi.
Đặt nhân vật vào trung tâm như tác giả Phạm Thủy để có bức ảnh với bố cục trung tâm - đối xứng
Bố cục trung tâm còn có thể nâng lên một tầm cao nữa khi bức ảnh có những chi tiết đối xứng qua chủ thể ở trung tâm. Ví dụ những góc ảnh qua gương hay mặt nước luôn là những bức ảnh thuh út người xem.
Bức kiến trúc được chụp theo bố cục đối xứng theo khung hình dọc

Bố cục đường dẫn
Bố cục đường dẫn cũng là một trong những bố cục được nhiều nhà nhiếp ảnh ưa thích và sử dụng. tác dụng của đường dẫn là dẫn dắt hướng nhìn của người xem, có nhiều loại đường dẫn có thể áp dụng như đường thẳng, đường chéo hoặc đường zigzag … Những bức ảnh có bố cục đường dẫn sẽ thu hút được ánh nhìn của người xem và tạo được ấn tượng.
12-png.3550

Bức ảnh của tác giả Korn sử dụng đường dẫn chéo từ góc trái sang điểm 1/3 của khung hình bên phải để thu hút người xem.
Bố cục lồng khung chủ thể
Để tạo ra được nhiều bức ảnh khác lạ hoặc tạo cảm giác khác cho bức ảnh, nhiếp ảnh gia sử dụng bố cục lồng khung chủ thể cho bức ảnh của mình. Bố cục này thường đem lại cảm giác nhấn mạnh vào chủ thể hoặc cho thấy cảm giác bị cô đơn, bó buộc của chủ thể. Ta có thể sử dụng những khung ảnh tự nhiên có sẵn như khung cửa, tán cây,… để đóng khung chủ thể mà ta hướng tới.
Tác giả Lê Minh Phát lồng khung cảnh chính của bức ảnh vào một khung hình khác để tạo cảm giác ngột ngạt cho bức ảnh.
Bố cục tiền cảnh – hậu cảnh
Tạo độ sâu cho bức ảnh hay sử dụng tiền cảnh – hậu cảnh cho bức ảnh cũng là một cách để khiến bức ảnh của bạn gây ấn tượng hơn với người xem. Không gian của bức ảnh thường được chia ra làm 3 phần không gian: tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Cách đơn giản nhất để tạo được độ sâu cho bức ảnh của mình là để chủ thể ở phần trung cảnh và sử dụng tiền cảnh hoặc hậu cảnh để cho thấy không gian xung quanh chủ thể.
Bức ảnh của tác giả MPS đã sử dụng cả tiền cảnh là tán lá ở góc trên khung hình và hậu cảnh là những con thuyền ở phía xa để cho thấy không gian xung quanh chủ thể và độ sâu cửa bức ảnh.
Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng cho những lần chụp ảnh tiếp theo của mình. Ngoài những bố cục cơ bản đã được nhắc tới ở trên, thế giới nhiếp ảnh còn có nhiều quy tắc khác để áp dụng. Và không phải bất cứ lúc nào bạn cũng phải áp dụng một quy tắc nào đó, việc phá vỡ quy tắc là hoàn toàn đáng khuyến khích trong nhiếp ảnh. Chúc các bạn có thể áp dụng được những chia sẻ trong bài viết này nhé!
Nguồn: tổng hợp
 
Last edited:
3/10/17
560
125
43
25
#2
phải mà zentalk có training chụp ảnh nhỉ ?
 

Facebook Comment